Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép

Nhiều năm qua, cùng với quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hóa, các trường ở TP Hải Dương còn chú trọng giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh.
Trước đây, hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép với tiết học đạo đức, giáo dục công dân, chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, hoạt động tập thể... Không có chương trình riêng, thiếu bài bản nên hiệu quả giảng dạy KNS chưa cao.

Xem thêm:   dia chi bao hanh tu lanh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bao hanh tu lanh samsung      
Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ
Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh P2

Từ năm học 2014 - 2015, trên địa bàn bắt đầu có một số đơn vị chuyên về hoạt động giáo dục KNS. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố đã chỉ đạo các Trường Tiểu học Nhị Châu, Tô Hiệu và THCS Ngô Gia Tự phối hợp làm điểm. Qua đánh giá thấy rõ hiệu quả nên mô hình từng bước được triển khai nhân rộng. Đến năm học 2016 - 2017, thành phố đã có 20 trong tổng số 28 trường tiểu học và 5 trong tổng số 21 trường THCS thuê các đơn vị chuyên biệt dạy KNS.

Năm học 2015 - 2016, được sự đồng thuận của phụ huynh, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng bắt đầu thuê Công ty TNHH GDĐT Đức Trí dạy KNS. Các lớp học 1 tiết/tuần với kiến thức, hoạt động phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Học sinh từ lớp1 đến lớp 3 chủ yếu được cung cấp kiến thức, kỹ năng đơn giản như vệ sinh cá nhân, chào hỏi, tự phục vụ. Học sinh lớp 4, lớp 5 được trang bị kiến thức, kỹ năng về giá trị yêu thương, tình cảm với bạn bè, người thân, phòng chống bạo lực trẻ em, chống đuối nước, bảo vệ môi trường...

Trường THCS Ngọc Châu cũng bắt đầu thuê giáo viên của Trường Cao đẳng Hải Dương giảng dạy KNS từ năm học 2016 - 2017. Năm đầu nhà trường đưa vào giảng dạy 1 tiết/tuần cho học sinh các lớp 6, lớp7 và lớp 8. Các kiến thức của bậc THCS được trang bị sâu, rộng hơn so với tiểu học. Trong đó chú trọng các kỹ năng giao tiếp, phẩm chất cá nhân, giải quyết tình huống, ứng phó với tai nạn giao thông, đuối nước, cháy nổ, phòng tránh bắt cóc, xâm hại tinh thần, tình dục... Để tạo hứng thú và giảm chi phí cho học sinh, nhà trường không yêu cầu các em phải mua tài liệu mà yêu cầu giảng viên dùng máy chiếu trong quá trình giảng dạy.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Phòng GDĐT TP Hải Dương cho biết: "Phòng chỉ đạo các trường chỉ thuê những đơn vị chuyên về dạy KNS đã được Sở GDĐT cấp phép". Trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh, trước khi ký hợp đồng dạy chính thức, các nhà trường đều yêu cầu các đơn vị dạy thử để ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh các trường dự giờ đánh giá. Nội dung chương trình, giáo án từng chuyên đề, tiết dạy đều được các trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Hoạt động giáo dục KNS đã mang lại những hiệu quả rõ nét đối với các nhà trường và mỗi học sinh. Thầy giáo Bùi Quang Huyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng nhận xét: "Học sinh có ý thức, tự tin, chủ động và hoạt bát hơn rất nhiều. Trước đây, hầu hết hoạt động chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động nhóm, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... đều do giáo viên điều hành. Bây giờ, học sinh tự thực hiện rất tốt các hoạt động này".

Được trang bị những KNS thiết thực, phù hợp, nền nếp, ý thức, tinh thần trách nhiệm của học sinh ngày càng tiến bộ. Cô Nguyễn Thị Lý, giáo viên chủ nhiệm lớp 9G, Trường THCS Ngọc Châu khẳng định trước đây các tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp rất căng thẳng. Giáo viên dành phần lớn thời gian để kiểm điểm, nhắc nhở nền nếp, ý thức của học sinh. "Hiện nay, tôi chỉ dành 5 phút để đánh giá kết quả thực hiện trong tuần, thời gian còn lại cho các em sinh hoạt văn nghệ, vui chơi, triển khai các nhiệm vụ của lớp, của trường. Qua tiếp xúc, phụ huynh học sinh đều đánh giá các em tiến bộ rất nhiều về cách xưng hô, ứng xử, tự giác làm việc nhà và học tập", cô Lý nói.

Điều mà Ban giám hiệu Trường THCS Ngọc Châu phấn khởi nhất là năm học 2016 - 2017 không còn phải giải quyết vụ mâu thuẫn, đánh nhau nào của học sinh. Trong khi những năm học trước trường mất rất nhiều thời gian về việc này. Nhà trường không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu, chỉ còn 1 em xếp loại trung bình. Em Nguyễn Thu Thủy, học lớp 9G, Trường THCS Ngọc Châu chia sẻ: "Môn học giúp chúng em có ý thức tự giác hơn trong học tập và tự tin trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè. Chúng em cũng biết chia sẻ, giúp đỡ người thân, bạn bè và biết cách bảo vệ bản thân".

Năm học 2017 - 2018, Phòng GDĐT thành phố tiếp tục phối hợp thêm với 2 đơn vị chuyên về giáo dục KNS cho học sinh. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường chủ động, tích cực mở rộng, nâng cao chất lượng công tác giáo dục KNS.

Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ

Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ, động viên mỗi tập thể, cá nhân liên tục khắc khục khó khăn, phấn đấu vươn lên về mọi mặt...
“Để thi đua đi vào thực chất, Đảng ủy, Bộ Chỉ huy quân sự (CHQS) tỉnh yêu cầu các cơ quan, đơn vị chọn việc khó, việc trọng tâm, trọng điểm làm nội dung chính yếu để cán bộ, chiến sĩ quyết tâm thực hiện. Càng khó khăn, càng  cần phải phấn đấu thi đua”, đó là khẳng định của đại tá Nguyễn Nam Tiến, Chính ủy Bộ CHQS tỉnh.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh
Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh P2

Vươn lên dẫn đầu trong phong trào thi đua Quyết thắng về công tác quốc phòng, quân sự địa phương trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh, những năm gần đây, lực lượng tự vệ Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại đã đột phá vào việc khắc phục khó khăn, huy động quân số tự vệ để tham gia huấn luyện, hội thi, hội thao, diễn tập.

Đồng chí Nguyễn Văn Thủy, Phó Tổng giám đốc kiêm Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Tự vệ Công ty CP Nhiệt điện Phả Lại cho biết: “Khắc phục khó khăn, đơn vị đã thực hiện huấn luyện theo ca, kíp. Ngoài bảo đảm nguyên lương, quân số tham gia huấn luyện, hội thao, hội thi được chi trả theo Luật Dân quân tự vệ, khen thưởng khi có thành tích xuất sắc... Sáng kiến này giúp đơn vị bảo đảm 100% quân số tham gia các đợt huấn luyện; nội dung huấn luyện vừa đầy đủ, chuyên sâu, vừa bám sát nhiệm vụ bảo vệ sản xuất, bảo vệ an toàn địa bàn”.

Còn Ban CHQS huyện Cẩm Giàng quyết tâm phấn đấu khắc phục khâu yếu, mặt yếu, khơi dậy ý thức tự lực tự cường, vượt qua khó khăn vươn lên dẫn đầu trong LLVT tỉnh. Theo thượng tá Phạm Văn Minh, Chính trị viên Ban CHQS huyện Cẩm Giàng, điểm nhấn của phong trào thi đua đột phá vào “ba tích cực, ba tự giác”. "Ba tích cực" là học tập nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ, phương pháp, tác phong công tác đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tu dưỡng đạo đức, lối sống, phát huy phẩm chất bộ đội Cụ Hồ và tích cực rèn luyện thể lực, luyện tập thể thao nâng cao sức khỏe bộ đội.

"Ba tự giác" gồm chấp hành kỷ luật, quy định về an toàn giao thông, xây dựng đơn vị không khói thuốc, không uống bia rượu buổi trưa; thực hành tiết kiệm chống lãng phí và tự giác làm việc, không chạy theo thành tích, không giấu giếm khuyết điểm. Các cán bộ, chiến sĩ đã đăng ký thi đua bằng những việc làm cụ thể, phù hợp với từng nhiệm vụ chuyên môn thông qua các quy định, tiêu chuẩn xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện. Nhờ vậy, cán bộ, chiến sĩ đã tiến bộ rõ rệt về lễ tiết, tác phong, xưng hô, chào hỏi và khắc phục được tình trạng làm việc cầm chừng.

Không chỉ quán triệt tinh thần thi đua mà Đảng ủy, Bộ CHQS tỉnh còn yêu cầu các đồng chí cán bộ chỉ huy các cấp phải thể hiện tinh thần, thái độ, trách nhiệm thi đua cao hơn cấp dưới và phải nêu gương để cấp dưới thấy những nội dung do Quân khu, Bộ CHQS tỉnh phát động không chỉ là nói suông. Khi tham gia kiểm tra Chỉ huy trưởng (tư lệnh), Chính ủy Bộ CHQS tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2017 về kiến thức quốc phòng, quân sự do Bộ Quốc phòng tổ chức vừa qua, các đồng chí Chỉ huy trưởng và Chính ủy Bộ CHQS tỉnh đoạt giải nhất và giải nhì cá nhân, trở thành cặp cán bộ đoạt giải nhất toàn quân…

Đại tá Nguyễn Nam Tiến cho biết thêm, để tạo nét mới, sáng tạo trong phong trào, mỗi đơn vị làm điểm một nội dung, sau đó rút kinh nghiệm để học tập lẫn nhau. Cách làm này đã tạo sức bật cho các đơn vị thi đua hoàn thành nhiệm vụ được giao. Các mô hình, điển hình tiên tiến được xây dựng, nhân rộng đều gắn với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ chính trị của từng địa phương. Đồng thời, phong trào thi đua đã được cấp ủy, chỉ huy các cấp quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ, sát sao, hướng mạnh về cơ sở, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất, hiệu quả.

Các cơ quan, đơn vị phát động thi đua có trọng tâm, trọng điểm, nội dung, chỉ tiêu thi đua được cụ thể hóa, sát với thực tế nhiệm vụ, phù hợp điều kiện cụ thể và gắn kết chặt chẽ các mục tiêu thi đua thường xuyên với thi đua đột kích. Không chỉ lấy kết quả thi đua đột kích làm động lực thúc đẩy, Bộ CHQS tỉnh còn yêu cầu cán bộ, chiến sĩ thi đua liên tục, toàn diện trên các mặt công tác, luôn tìm tòi mô hình mới để tránh chồng chéo và triệt tiêu tính hình thức.

Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ, động viên mỗi tập thể, cá nhân liên tục khắc khục khó khăn, phấn đấu vươn lên về mọi mặt; đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong mọi hoạt động công tác, cải thiện điều kiện làm việc, sinh hoạt của bộ đội; xây dựng cảnh quan môi trường ngày càng chính quy, sáng, sạch, đẹp.

Phong trào còn góp phần tích cực vào việc thực hiện chính sách hậu phương quân đội, công tác vận động quần chúng, tham gia xây dựng cơ sở chính trị, xây dựng, bảo vệ địa bàn… Đây là tiền đề để LLVT tỉnh đưa phong trào thi đua phát triển lên tầm cao mới, tạo động lực thúc đẩy cán bộ, chiến sĩ phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.

Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh P2

Cơ sở vật chất của các nhà trường chủ yếu mới đáp ứng nhu cầu dạy và học. Số lượng học sinh bán trú ngày càng tăng đã tạo áp lực lên các trường trong việc bố trí chỗ ăn nghỉ cho học sinh... Khi xây dựng, hầu hết các trường tiểu học đều không bố trí diện tích xây nhà bếp, phòng ăn, phòng nghỉ riêng. Vì thế, các phòng học đều trở thành phòng đa năng theo kiểu “3 trong 1”.

Xem thêm:trung tâm bảo hành hitachi,, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội 
Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chia thành 2 tổ tiếp xúc cử tri tại các huyện

Bàn học sau khi cất sách vở trở thành bàn ăn trưa. Sau đó những chiếc bàn ấy lại lật ra ghép với nhau thành một tấm phản dài để học sinh ngủ trưa. Học sinh nam và nữ được các cô giáo bố trí ngủ hai dãy khác biệt hoặc nằm đảo đầu, chân để chỗ nằm thoải mái hơn. Nhiều học sinh khối lớp 4, lớp 5, nhất là một số em cao lớn trước tuổi chỉ có thể co quắp khi ngủ chứ không thể duỗi thẳng chân tay cho thoải mái.

Các em học sinh bé hơn nằm không dám trở mình vì sợ chạm phải các bạn bên cạnh hoặc nằm ngoài không chú ý có thể bị... rơi xuống đất. Vì được thiết kế phục vụ việc học nên mặt bàn khá cứng, khi chuyển thành phản ngủ các em nằm cũng khá đau lưng. Chưa kể tới việc phòng học vẫn còn vương mùi thức ăn từ bữa trưa trước đó.

TP Hải Dương và thị xã Chí Linh có tỷ lệ trường khối tiểu học tổ chức học bán trú nhiều nhất tỉnh nhưng mỗi nơi cũng mới chỉ có 2 trường bố trí được phòng ăn riêng cho học sinh. Các phòng ăn riêng này cũng chỉ phục vụ được 3/4 số học sinh học bán trú. Do vậy, mô hình lớp học "3 trong 1" khá phổ biến dù có nhiều bất tiện.

Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh rất dễ trở thành môi trường thuận lợi để lây nhiễm bệnh, nhất là khi hiện nay các bệnh truyền nhiễm đang là nỗi lo lắng của cả cộng đồng như sốt xuất huyết, tay - chân - miệng, cúm.

Trẻ còn có thể mắc một số bệnh ngoài da khác... Một số trường cũng chưa quan tâm trang bị những đồ dùng phục vụ giờ nghỉ trưa của học sinh. Việc các em dùng lẫn gối của nhau là bình thường. Nhiều trường, các cô cũng không thông báo phụ huynh mua chăn mỏng cho các em sử dụng, nằm trong phòng điều hòa nhiều em co ro vì lạnh.

Chị P.T.D. ở phường Bình Hàn (TP Hải Dương) có con học tại Trường Tiểu học Bình Hàn. Những năm con học lớp 1, lớp2 chị cũng đăng ký cho con học bán trú tại trường. Nhưng rồi chị nhận thấy con thường xuyên ngứa ngáy, khó chịu, sau đó phát hiện đầu con có chấy. Qua lời kể của con về các bữa ăn không hợp khẩu vị, chị D. quyết tâm bố trí thời gian đưa đón con và thôi không cho cháu học bán trú ở trường nữa.

Ngoài việc tận dụng phòng học, thì khu vệ sinh phục vụ nhu cầu tối thiểu của học sinh ở nhiều trường cũng chưa được quan tâm. Nhiều trường khu vệ sinh được xây dựng từ khá lâu, đã xuống cấp. Hơn nữa việc có từ vài trăm đến cả nghìn học sinh sử dụng nhà vệ sinh nên không tránh được việc mất vệ sinh, ảnh hưởng tới sức khỏe của các em...

Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh

Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh rất dễ trở thành môi trường thuận lợi để lây nhiễm bệnh...
Bởi tính tiện dụng nên ngày càng có nhiều phụ huynh gửi con học bán trú tại trường. Ngược với nhu cầu ngày càng tăng của phụ huynh thì cơ sở vật chất của các trường phần lớn vẫn chỉ mang tính tận dụng, lồng ghép kiểu lớp học "3 trong 1", nhiều hạn chế, bất cập.

Xem thêm:  trạm bảo hành tủ lạnh hitachi , bao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh samsung
Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chia thành 2 tổ tiếp xúc cử tri tại các huyện
Các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ năm nay có nhiều nét mới

Nhu cầu tăng: Từ khi con trai bước vào lớp 1, chị N.T.H. ở đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) đã đăng ký cho con ăn bán trú tại trường. Do tính chất công việc của hai vợ chồng đều rất bận nên buổi trưa anh chị không thể sắp xếp công việc để về đón con, lo cho con bữa trưa rồi lại đưa cháu đi học cho kịp giờ buổi chiều. "Buổi trưa tầm 10giờ 30 lớp đã tan, chiều 14 giờ bắt đầu vào học, nếu nhà trường không tổ chức cho các cháu học bán trú thì vợ chồng tôi sẽ rất khó đưa đón con", chị H. nói.

Do sự tiện lợi nên 3 năm qua, chị H. vẫn đăng ký cho con học bán trú tại trường. Đây không chỉ là lựa chọn của riêng gia đình chị H. mà còn là giải pháp tối ưu cho rất nhiều bậc phụ huynh khác. Chị L.T.C. ở khu 11, phường Tân Bình (TP Hải Dương) làm ở Công ty CP Đá mài Hải Dương, chồng chị là bộ đội đóng quân ở Bắc Giang. Chị chia sẻ: "Chồng công tác xa, tôi lại phải làm cả ngày ở công ty, buổi trưa không được về, nếu không gửi con bán trú thì chả biết phải làm thế nào".

Với việc học bán trú, học sinh được chăm nom, dạy dỗ theo một thời gian biểu khoa học, rèn luyện tinh thần tự lập, hòa đồng với tập thể ngay từ bé. Về phía gia đình học sinh, việc cho con học bán trú cũng giải quyết được khó khăn trong việc sắp xếp thời gian, đưa đón trẻ đến trường, phụ huynh yên tâm làm việc. Cũng vì sự tiện lợi nên nhu cầu của phụ huynh gửi con học bán trú tại trường ngày càng tăng, đặc biệt ở khu vực đô thị.

Năm học 2016 - 2017, toàn tỉnh có 184 trong tổng số 283 trường tiểu học tổ chức học bán trú, với 29% số học sinh tham gia. Trong đó ở TP Hải Dương, tỷ lệ học sinh khối tiểu học ăn bán trú tại trường chiếm khoảng 65%. Tại thị xã Chí Linh cũng có hơn 65% số học sinh khối tiểu học bán trú. Nhiều trường ở khu vực trung tâm thị xã có tỷ lệ học sinh học bán trú lên tới hơn 90% như Tiểu học Sao Đỏ 1 (97%), Tiểu học Phả Lại 1 (94%).

Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chia thành 2 tổ tiếp xúc cử tri tại các huyện

Ngày 21.9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chia thành 2 tổ tiếp xúc cử tri tại các huyện: Ninh Giang, Gia Lộc, Thanh Miện và Bình Giang trước Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV.
Đại diện Đoàn Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh thông tin tới cử tri khái quát tình hình kinh tế, xã hội của đất nước 9 tháng đầu năm 2017; hoạt động của Đoàn ĐBQH tỉnh từ sau Kỳ họp thứ ba đến nay và dự kiến thời gian, chương trình làm việc Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh samsung
Các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ năm nay có nhiều nét mới
Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó p2

Tiếp xúc cử tri huyện Ninh Giang tại xã Vĩnh Hòa, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh đồng tình với các ý kiến đề nghị đẩy nhanh tiến độ cải tạo, nâng cấp quốc lộ 37 và triển khai nuôi thủy sản tập trung ở phía bắc sông Cửu An. Đồng chí thông tin hiện nay tỉnh đang đề nghị Trung ương hỗ trợ nguồn lực để tiếp tục thực hiện các công trình, dự án trên góp phần phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Về ý kiến đề nghị hỗ trợ sản xuất, chăn nuôi, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cho biết tỉnh đang có nhiều biện pháp hỗ trợ phát triển nông nghiệp sạch, công nghệ cao. Đối với lĩnh vực chăn nuôi, thời gian tới tỉnh sẽ tiếp tục nghiên cứu, xem xét và có những biện pháp cụ thể; đồng thời tiếp tục kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, lựa chọn những dự án, mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương. Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh cũng giao các ngành liên quan tiếp thu ý kiến các cử tri, nghiên cứu, đề xuất những biện pháp phù hợp, nâng cao chất lượng công tác một số lĩnh vực mà cử tri nêu như: cai nghiện ma túy, bảo đảm an toàn giao thông ở khu vực nông thôn, bảo đảm quyền lợi chính đáng của người lao động...

Tiếp thu và giải đáp các ý kiến của cử tri kiến nghị tại các điểm tiếp xúc cử tri (TXCT) về hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, nhất là hệ thống giao thông nội đồng, thủy lợi, đại diện Đoàn ĐBQH tỉnh khẳng định những kiến nghị của cử tri là chính đáng, tuy nhiên trong điều kiện ngân sách còn khó khăn, tỉnh phải ưu tiên đầu tư vào những phần việc quan trọng, cấp bách hơn. Để tiếp tục xây dựng nông thôn mới, bên cạnh sự hỗ trợ của tỉnh, các ĐBQH đề nghị các địa phương cần huy động những nguồn lực khác. Hiện nay, mức hỗ trợ các cán bộ không chuyên trách và lực lượng công an xã còn hạn chế. Tuy nhiên, do ngân sách của tỉnh còn khó khăn, cán bộ cơ sở cần chia sẻ, nâng cao tinh thần trách nhiệm vì công việc chung.

Tại các điểm TXCT, một số cử tri kiến nghị các cấp, các ngành đẩy mạnh công tác kiểm tra, phát hiện và xử lý nghiêm nạn tham nhũng. Cử tri nhiều nơi đề nghị tỉnh tiếp tục hỗ trợ xi măng để xây dựng đường giao thông nội đồng và hệ thống kênh mương thủy lợi; có chính sách hỗ trợ, tạo việc làm cho người nghiện sau khi cai, đổi mới quy trình đưa người nghiện đi cai bắt buộc; chấn chỉnh tình trạng doanh nghiệp sa thải công nhân, lao động lớn tuổi... Có cử tri đề nghị tăng cường quản lý kinh doanh vật tư nông nghiệp; quan tâm hơn nữa đến việc thu gom, xử lý rác thải nông thôn; xử lý nghiêm vấn nạn cho vay nặng lãi...

Đoàn ĐBQH tỉnh tiếp thu và tổng hợp đầy đủ ý kiến của cử tri để báo cáo tại Kỳ họp thứ tư Quốc hội khóa XIV.

Chủ Nhật, 3 tháng 9, 2017

Các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ năm nay có nhiều nét mới

Các cuộc diễn tập khu vực phòng thủ năm nay có nhiều nét mới, sát tình hình thực tế, giúp lực lượng vũ trang các địa phương nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu...
Năm nay, Hải Dương có 3 huyện là Tứ Kỳ, Kinh Môn và Ninh Giang tổ chức diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT). Các cuộc diễn tập KVPT của các địa phương đã hoàn thành và được đánh giá cao bởi sát tình hình thực tế.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội, trung tâm bảo hành hitachi
Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó p2
Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó

Nhiều nét mới: Từ sáng sớm, Nhà Văn hóa trung tâm huyện Tứ Kỳ đã có mặt đông đủ các thành phần tham gia diễn tập KVPT. Bên ngoài, những chiếc xe phục vụ diễn tập được ngụy trang cẩn thận, sẵn sàng chờ lệnh. Thượng tá Trần Phan, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Tứ Kỳ cho biết: "Điểm mới trong diễn tập KVPT huyện lần này là sự vào cuộc quyết liệt của Ban Chỉ đạo diễn tập KVPT tỉnh, các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị. Các đơn vị đều cử lãnh đạo và cán bộ chuyên môn phối hợp chặt chẽ với Ban Chỉ đạo diễn tập, hướng dẫn cụ thể các nội dung cho khung diễn tập và theo dõi đánh giá kết quả diễn tập. Vì vậy, chuyên môn nghiệp vụ của các thành phần tham gia diễn tập sâu hơn, các tình huống giả định được xử lý kịp thời, chính xác". Cuộc diễn tập KVPT huyện Tứ Kỳ lần này huy động gần 300người tham gia với hàng chục phương tiện các loại và diễn ra cùng lúc ở nhiều địa điểm. Nhờ hiệp đồng chặt chẽ nên cuộc diễn tập bảo đảm an toàn tuyệt đối, đúng kế hoạch.

Xác định trên địa bàn huyện Kinh Môn có nhiều nhà máy, xí nghiệp đứng chân, có hệ thống sông ngòi dày đặc, Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đã tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo diễn tập đột phá vào nội dung động viên phương tiện kỹ thuật và thực hành tác chiến phòng thủ; qua đó xử lý một số tình huống quân sự, an ninh. Huyện Kinh Môn đã đưa một số doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng vào bảo vệ mục tiêu với đầy đủ các bước theo đúng quy định, bảo đảm thời gian, hiệu quả hoạt động cao. Phần thực binh của lực lượng vũ trang (LLVT) xử lý các tình huống về quân sự, an ninh rất thành công. Ban Chỉ huy quân sự huyện đã chủ động xây dựng, kết cấu tình huống đánh trả không quân địch hợp lý, sát với đặc điểm địa hình cũng như nhiệm vụ, khả năng của LLVT địa phương. Trong phần bảo vệ mục tiêu đã tổ chức lực lượng, bố trí đội hình phòng không kết hợp chặt chẽ giữa tự vệ nhà máy với dân quân các địa phương. Đồng thời sử dụng nhiều loại vũ khí, trang bị, phương tiện và đạn hơi, thuốc nổ, thể hiện được sự hiệp đồng chặt chẽ giữa các bộ phận, đạt kết quả tốt. Thượng tá Vũ Văn Trung,  Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự huyện Kinh Môn cho biết: "Nét nổi bật trong diễn tập KVPT huyện Kinh Môn lần này là sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan quân sự với cơ quan công an, Văn phòng Huyện ủy, UBND huyện và các phòng, ban, ngành, đoàn thể, các doanh nghiệp trên địa bàn trong công tác chuẩn bị, diễn tập. Quy trình diễn tập sát, đúng, trúng tình hình thực tế địa phương".

Cuộc diễn tập KVPT năm 2017 của huyện Ninh Giang diễn ra trong điều kiện trời mưa nắng thất thường, song LLVT huyện vẫn thực hiện phần thực binh đúng kỹ thuật, nhanh chóng, chuẩn xác, an toàn. Phần thực hành tấn công đối tượng khủng bố, giải thoát con tin do lực lượng công an làm nòng cốt được chuẩn bị chu đáo, công phu, giả định tình huống sát thực tế. Đồng thời, đưa ra phương án giải quyết hợp lý, chặt chẽ, đúng phương châm chỉ đạo. Qua đó, chất lượng tổng hợp, nhất là trình độ tổ chức chỉ huy, khả năng tác chiến của LLVT không ngừng được nâng lên, đủ sức xử lý những tình huống về quốc phòng, an ninh ở địa  phương.

Qua các cuộc diễn tập, khung tập của các địa phương đã thoát ly được tài liệu chuẩn bị sẵn khiến cho cuộc diễn tập sát thực tế. Các địa phương đã nắm được phương pháp tiếp nhận và xử lý các tình huống phức tạp, khẩn trương về an ninh quốc phòng nảy sinh trong diễn tập. Năm nay, nhiều địa phương đã sử dụng bản đồ 3D vào diễn tập, tạo được các hiệu ứng sát thực tế chiến đấu, tiết kiệm thời gian và kinh phí so với xây dựng sa bàn truyền thống.

Tăng khả năng sẵn sàng chiến đấu: Bám sát tình hình thực tế để tổ chức diễn tập không chỉ giúp các địa phương kịp thời xử lý các tình huống quốc phòng, an ninh xảy ra mà còn nâng cao khả năng sẵn sàng chiến đấu của LLVT. Theo đồng chí Nguyễn Xuân Thuấn, Bí thư Huyện ủy Ninh Giang, cuộc diễn tập đã giúp cấp ủy, chính quyền và nhân dân trong huyện nâng cao hơn nữa nhận thức, trách nhiệm đối với nhiệm vụ quốc phòng, quân sự địa phương. Đây chính là lần tập dượt để sẵn sàng đối phó khi có tình huống chiến tranh xảy ra. Sau diễn tập, huyện sẽ tiếp tục bổ sung, điều chỉnh, xây dựng hoàn thiện các phương án chiến đấu, chủ động xử lý các tình huống, không để bị động, bất ngờ, góp phần ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Đại tá Nguyễn Huy Thăng, Phó Chỉ huy trưởng, Tham mưu trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh khẳng định: Qua cuộc diễn tập KVPT ở các địa phương cho thấy sự lãnh đạo sát sao của Ban Chỉ đạo diễn tập KVPT các huyện như giao nhiệm vụ cụ thể cho tiểu ban nội dung, bộ phận đạo diễn và tới từng thành viên. Ngoài những yêu cầu chung, Ban Chỉ đạo còn xác định nội dung, phương pháp diễn tập sát với

Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó p2

Ðất không phụ lòng người, niềm vui lớn nhất hiện nay của anh Sửa là tương lai củ và ngó sen sẽ được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản. Hiệp hội Nông nghiệp Nhật Bản cử đại diện trực tiếp về thăm mô hình trồng sen của gia đình anh. Theo đánh giá ban đầu từ phía đối tác, củ và ngó sen do anh Sửa trồng đạt yêu cầu, đặc biệt củ to vượt 20% so với các vùng nguyên liệu họ đã từng ký kết ở miền Nam.

Xem thêm: hãng bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh samsung
Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó
Việc thực hiện TTHC chậm ngoài nguyên nhân do quy định rườm rà

Chiều 29.8 vừa qua, anh Sửa đã ký kết hợp đồng xuất khẩu củ sen tươi đầu tiên với Hiệp hội Nông nghiệp Nhật Bản trị giá 2 triệu USD. Mỗi ngày, anh Sửa cung cấp 500kg củ sen tươi cho phía đối tác với giá 2,2 USD/kg (cao gần 3 lần giá trong nước) trong vòng 5 năm liên tục.

Ngày 4.9 tới, lô hàng đầu tiên của anh sẽ xuất khẩu sang Nhật Bản. Niềm vui như vỡ òa nhưng với anh, nỗi lo trước mắt còn rất lớn. “Không những bảo đảm chất lượng củ sen theo tiêu chuẩn của phía Nhật Bản đưa ra, chúng tôi còn phải đáp ứng đủ số lượng 500 kg củ sen tươi mỗi ngày cho họ", anh Sửa cho biết. Để có đủ hàng xuất khẩu theo hợp đồng, trước mắt anh Sửa hợp tác thêm với một số người dân trồng sen ở các tỉnh phía Nam. Về lâu dài, anh dự định mở rộng thêm diện tích trồng sen tại quê nhà.

Phía Nhật Bản dự kiến đầu tư xưởng, công nghệ chế biến củ và ngó sen với công suất 1 tấn thành phẩm/ngày ngay vùng nguyên liệu. Hiệu quả cao, anh Sửa mong muốn về lâu dài sẽ chuyển giao kỹ thuật và giống cho người dân địa phương cùng trồng, thậm chí bao tiêu sản phẩm cho bà con.

Hiện anh Sửa vẫn tiếp tục hợp tác với một số đơn vị sơ chế trên địa bàn tỉnh để sản xuất một số mặt hàng theo yêu cầu của các đối tác trong và ngoài nước. Ngoài ra, anh và người thân cũng tự nghiên cứu, tìm tòi các công thức chế biến các sản phẩm từ củ và ngó sen ngay tại nhà.

Dù lợi nhuận từ việc xuất khẩu trước mắt mang lại giá trị kinh tế cao, song để tìm đầu ra ổn định hơn nữa cho củ, ngó sen, anh Sửa vẫn miệt mài tìm thị trường nội địa. Củ và ngó sen có thể làm các món ăn ngon như nộm, chiên xù, kẹp thịt, kẹp chả cá, làm kim chi, nấu chè củ sen; tinh bột củ sen còn được dùng để làm đẹp... Tuy nhiên, nhu cầu tiêu dùng của người dân miền Bắc với loại thực phẩm từ củ sen, ngó sen chưa nhiều.

Anh Sửa thừa nhận đây cũng là khó khăn lớn nhất mà anh đang gặp phải. "Việc mở rộng thị trường ngay tại địa phương và các tỉnh lân cận rất khó khăn. Có khi bản thân tôi phải chạy xe máy tới từng tỉnh, mời khách hàng dùng thử, chỉ mong người dân làm quen và chấp nhận loại thực phẩm này", anh Sửa nói. Hiện nay các loại củ, ngó sen tươi, chua ngọt, ướp muối, sấy khô... được anh xuất bán tại chợ đầu mối, đại lý ở các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Nguyên, Nam Ðịnh, TP Hồ Chí Minh...

Mô hình trồng sen của gia đình anh Sửa đang tạo việc làm thời vụ cho  hơn 10 lao động, cao điểm lên tới 30 lao động với thu nhập 140.000 - 300.000 đồng/người/ngày. Anh Sửa mong muốn chính quyền địa phương và bà con tạo điều kiện cho thuê đất lâu dài để sản xuất ổn định.

Bà Lương Thị Kiểm, Trưởng Phòng Trồng trọt (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết ở Hải Dương người dân trồng sen nhiều nhưng trồng sen lấy củ và ngó chưa phổ biến. Anh Sửa là người đầu tiên trồng sen lấy củ và ngó quy mô lớn. Trước mong muốn của anh Sửa, bà Kiểm khẳng định tỉnh luôn có chính sách ủng hộ và khuyến khích tích tụ ruộng đất, phát triển sản xuất nông nghiệp giá trị cao. Tỉnh đang xây dựng chính sách khuyến khích những tập thể, cá nhân đầu tư thuê lại diện tích ruộng bỏ hoang, kém hiệu quả để sản xuất lớn, đem lại giá trị kinh tế cao.

Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó

Trồng sen không lấy hoa hay hạt mà để lấy củ và ngó. Cách làm mới này đã giúp anh Tạ Quang Sửa ở phường Thanh Bình (TP Hải Dương) bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao.
Dự kiến thu tiền tỷ: Ðưa chúng tôi đến khu vực trồng sen của gia đình, anh Sửa phấn khởi xoải tay giới thiệu về cánh đồng sen rộng lớn đang cho thu hoạch ở xã Hoàng Diệu (Gia Lộc). Anh trồng gần 20 ha sen lấy củ và ngó ở xã này, xã Gia Khánh (cùng huyện Gia Lộc) và xã Ðồng Lạc (Nam Sách).

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sửa tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung      
Việc thực hiện TTHC chậm ngoài nguyên nhân do quy định rườm rà
Rác tích tụ nhiều nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm

Chỉ vào từng đống củ xếp tầng tầng, lớp lớp giữa ruộng, anh Sửa cho biết sen lấy củ cho năng suất khoảng 5 tạ/sào, còn sen lấy ngó khoảng 3 tạ/sào. Với giá bán từ 13.000 - 16.000 đồng/kg ngó, 15.000 - 17.000 đồng/kg củ, gia đình anh Sửa dự kiến thu lãi từ 1,5-2 tỷ đồng/vụ. Trồng sen lấy củ sau 5 tháng sẽ cho thu hoạch, sen lấy ngó sau 45 ngày và thu hoạch  liên tục trong 8 tháng.
Bẻ phía đầu non một củ sen vừa lấy lên, anh Sửa rửa sạch rồi đưa cho chúng tôi nếm thử. Vị sen ngọt mát như đánh thức mọi giác quan. Ðể thu được thành quả ban đầu như vậy, anh Sửa cùng với ê kíp của mình đã rất vất vả.
Anh Sửa kể về những ngày "bén duyên" với cây sen. Ðầu năm nay, trong một chuyến đi chơi kết hợp tìm cơ hội làm ăn, anh tới mảnh đất Tân Thạnh (Long An). Mô hình trồng sen lấy củ và ngó ở đây đã khiến anh mê mẩn. Vốn là cử nhân chuyên ngành thổ nhưỡng và môi trường đất, anh Sửa thấy đất đai quê mình phì nhiêu, màu mỡ, phù hợp cho cây sen phát triển. "Ở quê, tôi đã thuê được khoảng 35 ha đất của bà con nông dân. Tôi quyết định mang cây sen về trồng", anh Sửa nói.

Nói là làm, anh Sửa tìm đến ông Phan Văn Tiễn ở ấp Hải Hưng, xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh - người nổi tiếng có kinh nghiệm trồng sen lấy củ và ngó để mời ông làm cố vấn. "Nếu ở miền Nam tôi sẽ giúp anh ấy ngay nhưng vì đất đai, khí hậu ở ngoài Bắc khác, không biết cây sen có cho củ và ngó tốt không? Tôi do dự lắm", ông Tiễn cho biết.

Ông Tiễn cũng chỉ ra hàng loạt khó khăn như đầu ra cho sản phẩm, tìm người thu hoạch... Tuy nhiên, anh Sửa kiên quyết: "Phải làm mới biết, khó đâu sẽ khắc phục". Cảm phục trước nhiệt tình và quyết tâm của anh Sửa, ông Tiễn nhận lời làm cố vấn cho anh mà không lấy công. Ðến nay, ông Tiễn vẫn đi lại giữa Long An với Hải Dương để giúp anh Sửa theo dõi sự phát triển của cây sen, tư vấn các kỹ thuật chăm sóc, thu hoạch sen.

Ðối với sen lấy củ, từ khi nhổ cây giống đến khi trồng cho phép kéo dài 1 tuần nên anh Sửa vận chuyển bằng xe tải từ Long An về Hải Dương. Riêng sen lấy ngó phải trồng trong vòng 24 giờ sau khi nhổ cây giống nên anh Sửa phải vận chuyển bằng đường hàng không. "Chi phí vận chuyển khá lớn. Về tới nơi là chú Tiễn giúp tôi trồng ngay nhưng chỉ 50% số cây sống", anh Sửa cho biết.

Cây sen phát triển khá nhanh và thuận lợi. Tuy nhiên, ốc bươu vàng chuyên ăn mầm non còn chuột thì cắn cả cây già lẫn cây non làm sen không phát triển hoặc chết. Ðể hạn chế sự phá hoại của ốc bươu vàng và chuột, anh Sửa thuê người diệt ốc với giá 5 triệu đồng/ha, diệt chuột với giá 25.000 đồng/con. Tổng chi phí trồng mỗi ha sen từ 50 - 70 triệu đồng, chưa kể tiền thuê người thu hoạch.

Trên cánh đồng sen thơm mát, những người thợ lấy củ đang miệt mài làm việc. Họ dùng tay lách sâu xuống dưới lớp bùn. Không lâu sau, những củ sen to, trắng ngần từng khúc đã được những bàn tay điệu nghệ kéo lên. "Sen lên tốt thế này nhưng không phải cây nào cũng có củ. Chỉ những cây có lá xoăn nhỏ lại mới là cây đã xuống củ, có thể thu hoạch được", ông Lý Thành Sang, một người thợ quê ở Sóc Trăng nói.
Ðây cũng là lý do anh Sửa phải kỳ công thuê toán thợ lấy củ ở tận Sóc Trăng ra thu hoạch. "Sóc Trăng cũng là một trong những vùng đất trồng sen nên thợ ở đây lấy củ rất thuần thục, không bỏ sót hay làm đứt gãy củ. Còn người dân quê mình chưa thể làm được", anh Sửa cho biết.

Việc thực hiện TTHC chậm ngoài nguyên nhân do quy định rườm rà

Việc thực hiện TTHC chậm ngoài nguyên nhân do quy định rườm rà, cán bộ thiếu trách nhiệm còn bởi các cơ quan hành chính chưa áp dụng đồng bộ các giải pháp...
Hiện đại nửa vời: Cuối tháng 8.2017, tôi đến bộ phận "một cửa" (BPMC) của UBND TP Hải Dương. Thấy dãy màn hình tra cứu thông tin TTHC nên đến xem thì tất cả đều không hoạt động. Máy lấy số tự động cũng trong tình trạng tương tự. Hỏi thì được cán bộ phụ trách BPMC cho biết từ lâu hệ thống này đã không hoạt động vì “có rất ít người tra cứu”, hơn nữa đơn vị cũng đang chuẩn bị nâng cấp hệ thống và chuyển trụ sở nên không bật máy. Như vậy, BPMC của TP Hải Dương tưởng như hiện đại vì được trang bị hệ thống màn hình tra cứu thông tin TTHC, nhưng rốt cuộc chỉ là hình thức, còn thông tin thì vẫn phải tra cứu thủ công.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachi,   trung tâm bảo hành hitachi
Rác tích tụ nhiều nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm
Vốn là khách hàng quen của một số tiệm cầm đồ

Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở nhiều BPMC cấp huyện khác. Một thành viên từng tham gia đoàn kiểm tra của Tỉnh ủy về cải cách hành chính cho biết có nơi được trang bị máy lấy số tự động nhưng máy không hoạt động chỉ vì “không có giấy”. Việc mỗi BPMC sử dụng một phần mềm khác nhau nên không thực hiện liên thông từ huyện lên tỉnh hoặc liên thông giữa các sở, ngành đã được đề cập nhiều lần song đến nay vẫn chưa được cải thiện. Có người lý giải vấn đề này do thiếu kinh phí, song cũng có ý kiến cho rằng người   đứng đầu các cơ quan này chưa quyết tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong thực hiện TTHC.

Không cập nhật các TTHC mới trên cổng thông tin cơ sở dữ liệu TTHC của UBND tỉnh cũng là biểu hiện của sự hiện đại nửa vời. Ví dụ, thủ tục “cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tư vấn du học” hiện được thực hiện theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện đầu tư và hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, có hiệu lực từ ngày 21.4.2017. Nhấp chuột vào mục này trên trang cơ sở dữ liệu TTHC của tỉnh thấy thủ tục với căn cứ pháp lý là Quyết định số 05/2013/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15.1.2013 quy định việc công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập. Theo Nghị định 46/2017/NĐ-CP, quyết định này đã hết hiệu lực từ ngày 21.4.2017.

Ở một góc độ khác, sự hiện đại nửa vời còn ở chỗ công dân chưa tiếp cận được với dịch vụ công trực tuyến. Theo ông Lê Xuân Hiền, Trưởng Phòng Đăng ký kinh doanh (Sở Kế hoạch và Đầu tư), có những quy định đã được niêm yết công khai trên trang thông tin điện tử, công dân có thể tự tìm hiểu hoặc gọi điện cho người phụ trách để được tư vấn, hướng dẫn song lại chọn cách đến trực tiếp để nghe hướng dẫn từ đầu. Nếu hồ sơ chuẩn bị không đầy đủ, sẽ mất thời gian quay về làm lại. Ngay cả người làm việc trong các doanh nghiệp, có hiểu biết, có kiến thức về công nghệ thông tin còn như vậy thì việc công dân làm nông nghiệp, không thành thạo công nghệ thông tin, việc tiếp cận, tự nghiên cứu, tìm hiểu quy định hạn chế sẽ càng khó khăn.

Kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả: Nhiều người dân bức xúc vì phải đi lại nhiều lần, mất nhiều thời gian để làm TTHC, nhất là các thủ tục liên quan đến cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Song trên thực tế, báo cáo của nhiều BPMC cho thấy tỷ lệ hồ sơ được giải quyết đúng hạn và trước hạn đều ở mức từ 75-80% trở lên. Đa số hồ sơ quá hạn là do thiếu giấy tờ, vấn đề cần xác minh. Trong báo cáo về kết quả thực hiện cải cách hành chính của tỉnh hằng năm và 6 tháng đầu năm nay cũng không đề cập có trường hợp nào Chủ tịch UBND cấp huyện hoặc công chức phải xin lỗi dân bằng văn bản về việc chậm, muộn trong thực hiện TTHC, cũng không thấy số liệu cán bộ, công chức bị xử lý vi phạm vì lý do này.

Nếu thời gian làm TTHC bắt đầu tính từ khi BPMC tiếp nhận hồ sơ ghi phiếu hẹn đến khi thủ tục được giải quyết xong, thì thông thường rất ít trường hợp sai hẹn do lỗi chủ quan của công chức. Đây chính là lý do, trong báo cáo, tỷ lệ giải quyết đúng hẹn cao, vì hồ sơ lưu tại BPMC hầu hết thủ tục đều đúng quy trình, quy định. Thời gian kéo dài gây bức xúc chính là giai đoạn trước khi hồ sơ được tiếp nhận, tức là khi công dân bắt đầu tiếp xúc với công chức ở BPMC hoặc công chức ở các phòng chuyên môn để được hướng dẫn. Thời gian này không nằm trong quy trình, cho nên khó kiểm soát, cũng không bị phát hiện trong quá trình kiểm tra. Thậm chí, công chức yêu cầu công dân bổ sung hồ sơ nhưng không ghi cụ thể ra phiếu mà chỉ tư vấn, hướng dẫn bằng miệng, không lưu chứng cứ nên mới có chuyện một bộ hồ sơ phải bổ sung tới 3 lần nhưng vẫn không phải xin lỗi vì hướng dẫn chưa đầy đủ. Còn người dân thì do không chịu tìm hiểu các quy định, không rõ thái độ của công chức là đúng hay sai so với quy định để yêu cầu phải thực hiện đúng hoặc phản ánh, kiến nghị tới đường dây nóng. Như vậy là cả khâu kiểm tra của cơ quan có thẩm quyền lẫn giám sát của người dân đều chưa phát huy được hiệu quả.

Rác tích tụ nhiều nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm

Rác thải gồm bèo, túi nilon, vỏ lon bia, thùng xốp… kết thành mảng lớn rộng hàng nghìn m2 phủ kín mặt sông. Theo phản ánh của người dân, gần đây trên sông Đĩnh Đào, đoạn chảy qua cầu Bì (còn gọi là cầu phao Bì), giáp ranh giữa xã Cổ Bì (Bình Giang) và xã Yết Kiêu (Gia Lộc) xuất hiện khối rác lớn trên mặt sông. Rác thải gồm bèo, túi nilon, vỏ lon bia, thùng xốp… kết thành mảng lớn rộng hàng nghìn m2 phủ kín mặt sông. Một số người dân ở đây còn cho biết do rác dồn về nhiều nên họ có thể đi bộ trên khối rác để bắt cá, tôm, cua...

Xem thêm:địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi, bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , bảo hành hitachi
Đồng chí Bí thư Đảng ủy và Chủ tịch UBND xã Nam Chính
Vốn là khách hàng quen của một số tiệm cầm đồ

Rác tích tụ nhiều nếu không được xử lý kịp thời sẽ gây ô nhiễm môi trường, cản trở dòng chảy, ảnh hưởng đến chức năng điều tiết nước của dòng sông. Trao đổi với chúng tôi, ông Bùi Minh Tuấn, Phó Giám đốc Công ty TNHH một thành viên Khai thác công trình thủy lợi Bắc Hưng Hải (gọi tắt là Công ty Bắc Hưng Hải) xác nhận có khối rác trên. Sông Đĩnh Đào bắt nguồn từ cống Bá Thủy (Gia Lộc) đến ngã ba Cự Lộc (Tứ Kỳ) dài 45km, mặt sông rộng trung bình 60m, sâu 4 m. Đây là con sông đào thuộc hệ thống thủy nông Bắc Hưng Hải. Theo quy luật của dòng chảy tự nhiên, nước sẽ chảy từ thượng nguồn về hạ lưu kéo theo cả bèo và rác. Nhưng khi chảy đến khu vực cầu Bì thì rác bị cây cầu này cản lại. Công ty Bắc Hưng Hải đã giao việc thu gom rác thải ở khu vực này cho Trạm Quản lý công trình sông Sặt phụ trách. Thông thường, trạm sẽ phối hợp với Hạt Đường bộ huyện Gia Lộc mở cầu Bì cho rác chảy qua và trôi về cống Cầu Xe (Tứ Kỳ) để thông ra biển tại Hải Phòng. “Do nhiều tháng nay độ chênh mực nước trên sông từ thượng nguồn đến hạ lưu chưa đủ lớn để chúng tôi phối hợp mở cầu Bì cho rác trôi đi. Vì thế, rác vẫn bị dồn ứ ở đây. Thời gian tới, chúng tôi sẽ nghiên cứu để sớm xử lý khối rác này”, ông Tuấn cho biết.

Ông Tuấn cũng cho biết thêm, vì rác đã tích tụ thành khối lớn, kết dính lại với nhau nên nếu chỉ dựa vào sức nước với dòng chảy tự nhiên, sau đó mở cầu phao thì khó có thể đẩy khối rác này trôi đi. Công ty Bắc Hưng Hải sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến mực nước trên sông khi nào đạt đến độ chênh phù hợp sẽ huy động lực lượng nhân viên công ty cùng máy móc để giải tỏa khối rác này, bảo đảm dòng chảy lưu thông.
Để giải quyết những bức xúc này, UBND tỉnh đã xây dựng Kế hoạch thực hiện cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2016-2020. Mới đây, ngày 15.8.2017, Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng ban hành Kế hoạch đẩy mạnh cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách TTHC và cải cách tài chính công; tăng cường kỷ cương, nâng cao đạo đức công vụ, chất lượng phục vụ nhân dân trong các cơ quan Nhà nước. Giải pháp trong các kế hoạch rất đầy đủ. Điều quan trọng là người đứng đầu các cơ quan hành chính cần nghiêm túc thực hiện, coi đây là việc làm cấp thiết của cơ quan, đơn vị mình.