Thứ Sáu, 30 tháng 6, 2017

Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Dương kỷ niệm 60 năm

Sáng 30.6, Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Dương kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống lực lượng QLTT Việt Nam (3.7.1957-3.7.2017).
Phát biểu tại buổi lễ, đồng chí Nguyễn Anh Cương, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh khẳng định thời gian qua, lực lượng QLTT tỉnh đã tích cực kiểm soát thị trường, chủ động đấu tranh chống gian lận thương mại, góp phần bình ổn thị trường và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Nhiều vụ vi phạm gian lận thương mại được phát hiện và xử lý kịp thời đã giúp môi trường kinh doanh của tỉnh thêm lành mạnh.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi bảo hành tủ lạnh hitachi,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       
Do bị bệnh nên phải cắt hai chân từ đầu gối trở xuống
Công ty TNHH Hùng Dũng (Cẩm Giàng) luôn đi đầu ứng dụng công nghệ

Cho rằng thời gian tới công tác QLTT sẽ đối diện với nhiều khó khăn thách thức, hành vi vi phạm gian lận sẽ ngày càng tinh vi, đồng chí Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Anh Cương yêu cầu lực lượng QLTT tỉnh cần xác định rõ trách nhiệm cũng như vai trò của mình trong đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại. Những bất cập, hạn chế trong hoạt động QLTT thời gian qua cần sớm được khắc phục. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay, vai trò, nhiệm vụ của lực lượng QLTT ngày càng quan trọng. Thời gian tới, từng cán bộ QLTT cần quan tâm nâng cao năng lực, nghiệp vụ để kiểm soát tốt hơn thị trường. Tập trung thực hiện những đợt kiểm tra chuyên đề, có trọng tâm, trọng điểm và bám sát thị trường để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ được giao. Ngoài ra, lực lượng cũng cần phát huy vai trò tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ các quy định của pháp luật. Chủ động phối hợp với các địa phương lân cận ngăn chặn kịp thời những hành vi gian lận thương mại, xứng đáng là lực lượng chủ công trong đấu tranh chống gian lận thương mại và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Nhân dịp này, Đội QLTT số 2 và đồng chí Phạm Hữu Quý, Đội trưởng Đội QLTT số 8 đã được Bộ Công thương tặng bằng khen vì có thành tích xuất sắc trong công tác QLTT.
Bà Lê Thị Dăm (90 tuổi, ở thôn Nội, xã Toàn Thắng, Gia Lộc) đã nhận được 43 triệu đồng tiền ủng hộ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Đến ngày 30.6, bà Lê Thị Dăm (90 tuổi, ở thôn Nội, xã Toàn Thắng, Gia Lộc), nhân vật trong bài “Mẹ 90 tuổi ốm liệt giường và bốn đứa con điên” đăng trên báo Hải Dương ngày 9.6 đã nhận được 43 triệu đồng tiền ủng hộ từ các nhà hảo tâm trong và ngoài nước.
Trong đó, nhóm thiện nguyện Thành Đông ủng hộ 36,5 triệu đồng. Câu lạc bộ Thiện nguyện chùa Hồng Chung (xã Liên Hồng, Gia Lộc) ủng hộ 6,5 triệu đồng cùng nhiều quần áo và đồ dùng sinh hoạt.
Bà Dăm sinh được 7 người con thì có 4 người dở dại, không tự phục vụ được bản thân. Từ tháng 1.2016, bà bị ốm liệt giường nên không lo được cho các con, hoàn cảnh gia đình hết sức khó khăn. Gia đình bà Dăm vẫn rất cần sự quan tâm, chia sẻ của cộng đồng xã hội.

Do bị bệnh nên phải cắt hai chân từ đầu gối trở xuống

Trừ những ngày ốm, nhà có việc, các ngày còn lại ông Hà Văn Khoái đều có mặt ở các sân tập thể thao trong xã. Do bị bệnh nên phải cắt hai chân từ đầu gối trở xuống, nhưng ông Hà Văn Khoái ở thôn Mậu Công, xã Quang Trung (Tứ Kỳ) vẫn là một cổ động viên thể thao đặc biệt, hiếm có của đội bóng chuyền, bóng đá địa phương.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noisua chua tu lanh hitachi ,bao hanh tu lanh hitachi
Công ty TNHH Hùng Dũng (Cẩm Giàng) luôn đi đầu ứng dụng công nghệ
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Huyện ủy Nam Sách

Khoảng 4 giờ chiều hằng ngày, khi sân thể thao cạnh UBND xã Quang Trung bắt đầu nhộn nhịp các trận bóng chuyền, bóng đá là lúc ông Khoái có mặt ở đây. Hôm thì ông đi một mình, hôm ông chở theo hai cháu nhỏ đến cổ vũ cho trận bóng.

Trước đây ông là công nhân thủy lợi, rất đam mê thể thao. Hết giờ làm việc, ông thường xuyên tập môn bóng bàn. Năm 1992, ông thấy đau, mỏi cứng ở bắp chân, bắp đùi. Sau khi đi khám, bác sĩ kết luận ông bị bệnh viêm tắc động mạch chi. Vì vậy, ông xin về hưu sớm trong năm đó để chữa trị.

Từ lúc về hưu, chân yếu nên ông Khoái không tập thể thao nữa. Năm 2004, bệnh tái phát, chân phải của ông bị tháo khớp từ đầu gối xuống. Năm 2011, tháo tiếp ở chân bên chân trái. Trong những lúc bệnh tật, niềm vui của ông là được xem các trận bóng đá, bóng chuyền trực tiếp và trên ti vi. Trừ những ngày ốm, nhà có việc, các ngày còn lại ông đều có mặt ở các sân tập thể thao trong xã vào khoảng 4-5 giờ chiều. "Mỗi khi được xem các trận bóng chuyền, bóng đá tôi thấy rất vui, như được hoà mình với không khí say mê của trận bóng, như trẻ lại tuổi đôi mươi. Hôm nào bận không đi xem được cứ thấy bứt rứt chân tay, khó chịu trong người", ông Khoái chia sẻ.

Dù bệnh tật, nhưng ông Khoái vẫn vui vẻ vượt lên hoàn cảnh. Ông cố gắng tự mình đi lại để không phiền đến người khác. Ở nhà, ông lấy tay di chuyển hai chiếc ghế nhựa thay cho đôi chân. Nếu đi xem bóng đá, bóng chuyền, ông đi chiếc xe đạp điện khá đặc biệt. Chiếc xe được gắn thêm một chiếc thùng ở bên hông để ông có thể đi đón cháu ngoại, cháu nội ở trường học về.

Em Đồng Quang Vũ (sinh năm 1999, ở thôn Mậu Công) thường xuyên tập bóng chuyền cho biết: "Ông Khoái là cổ động viên nhiệt tình nhất của đội bóng chuyền thôn. Mỗi khi đội đi thi đấu giao lưu với các đội ở địa phương khác như Thái Bình, Ninh Bình... em đều gọi ông đi cùng cho vui. Nhìn ông dù bệnh tật nhưng vẫn yêu thích thể thao, chúng em càng có động lực tập luyện hơn".

Mặc dù cơ thể không lành lặn như người khác nhưng ông Khoái khiến mọi người khâm phục bởi tình yêu thể thao của mình. Nhớ lại những lần ông cùng đội bóng chuyền đi cổ vũ ở các tỉnh xa, em Nguyễn Văn Hiệp, một thành viên trong đội bóng chuyền thôn cho biết: "Sức khoẻ yếu, lại đi xa nên nhiều lần em thấy ông Khoái khá mệt. Tuy nhiên, ông vẫn vượt qua khó khăn, cổ vũ nhiệt tình, quên hết mệt mỏi. Mỗi lần như vậy em thấy ông rất vui".

Anh Nguyễn Mạnh Cường, Phó Trưởng thôn Mậu Công cho biết: "Ông Khoái thường xuyên trích lương hưu để động viên các anh em trong đội bóng chuyền. Dù số tiền không nhiều nhưng đó là tấm lòng của ông với cả đội. Ông đã lấy tinh thần lạc quan để đối diện với bệnh tật, trở thành động lực cho nhiều bạn trẻ ở xã Quang Trung tập luyện thể thao, nâng cao sức khỏe".

Công ty TNHH Hùng Dũng (Cẩm Giàng) luôn đi đầu ứng dụng công nghệ

Gần 20 năm qua, Công ty TNHH Hùng Dũng (Cẩm Giàng) luôn đi đầu ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất và xây dựng thương hiệu.
Ông Nguyễn Tiến Dũng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Giám đốc Công ty TNHH Hùng Dũng hiện là Ủy viên Thường vụ của Hiệp hội Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam, thành viên Hiệp hội Điện tử Việt Nam cho biết sau sản phẩm rơle nháy trên xe máy, đèn LED máng lá là sản phẩm thứ hai của doanh nghiệp vừa được cấp bằng sáng chế độc quyền kiểu dáng công nghiệp, với thương hiệu KONSON. Đây là nền tảng để doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ sản xuất.

Xem thêm:địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachi sua tu lanh hitachi , sửa chữa tủ lạnh hitachi
Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Huyện ủy Nam Sách
Ngày Gia đình Việt Nam năm nay (28.6.2017) có chủ đề

Năm 2004, doanh nghiệp chuyển từ TP Hải Dương về thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng) thuê 1,5 ha đất để mở rộng sản xuất, gia công linh kiện điện tử. Ngoài thị trường nội địa, doanh nghiệp đã gia công linh kiện điện tử cho một số doanh nghiệp FDI đến từ Nhật Bản như Công ty TNHH Quốc tế Jaguar, Brother Việt Nam... Từ năm 2014 đến 2015, doanh nghiệp nghiên cứu thành công quy trình sản xuất đèn LED thay thế hàng nhập khẩu và đầu tư 1 dây chuyền tự động theo công nghệ Nhật Bản chuyên sản xuất chip LED. Dự kiến năm nay doanh nghiệp sẽ đầu tư từ 15-20 tỷ đồng để xây dựng thêm 3.000 m2 nhà xưởng, lắp đặt dây chuyền bảo đảm yêu cầu mở rộng sản xuất thiết bị chiếu sáng và các cụm cáp dùng cho thiết bị điện tử. Đèn LED là sản phẩm công nghệ cao, đòi hỏi khắt khe về công nghệ, điều kiện sản xuất, vật liệu, môi trường... Tổng đầu tư của nhà máy sẽ đạt gần 55 tỷ đồng, tạo việc làm ổn định cho 120 lao động.

Đèn LED xuất hiện ở Việt Nam khoảng chục năm trước đã nhanh chóng được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, trên thị trường có đến hơn 90% là sản phẩm xuất xứ từ Trung Quốc, chất lượng kém làm cho người tiêu dùng định kiến không tốt về đèn LED. Theo các chuyên gia, 2 yếu tố quan trọng làm nên chất lượng của đèn LED là chip và bộ phận tản nhiệt. Để giảm chi phí, đèn LED Trung Quốc được làm bằng vật liệu rẻ tiền, không bảo đảm độ sáng và không tản nhiệt được khiến bóng đèn hay bị cháy do quá nóng. Trước bối cảnh đó, Công ty TNHH Hùng Dũng đã quyết tâm đầu tư dây chuyền sản xuất chip LED Việt Nam.

Sau nhiều năm nghiên cứu, thử nghiệm, các sản phẩm đèn LED do công ty sản xuất đều bảo đảm các tiêu chuẩn khắt khe về chiếu sáng. Đèn LED bảng (panel) có thiết kế dạng tấm siêu mỏng gắn nhiều bóng đèn led, ánh sáng khuếch tán hài hòa, không gây nháy mắt, tiết kiệm điện, thích hợp thay thế bộ đèn máng huỳnh quang. Đèn LED High Bay thường được sử dụng cho không gian cao hơn 8 m, rộng như nhà xưởng, chiếu sáng công cộng. Đèn LED Flood thay thế đèn pha truyền thống hiệu quả cao, bảo đảm an toàn, tiết kiệm, bảo vệ môi trường, tốc độ phản ứng nhanh, màu sắc đặc biệt. Mạch điều khiển đèn quảng cáo LED Buld Board có thể điều khiển ánh sáng theo ý muốn.

Triển khai sản xuất đèn LED từ năm 2014, dự án chiếu sáng học đường là chương trình được Ban lãnh đạo công ty quan tâm đặc biệt. Bộ đèn chiếu sáng bảng lắp đèn huỳnh quang T8-36W Philips, balát điện tử KONSON chiếu sáng hiệu suất cao, gần giống ánh sáng tự nhiên, giúp làm giảm các tật về mắt... Hiện nay, mỗi tháng công ty sản xuất ổn định khoảng 1,2 triệu sản phẩm cụm linh kiện điện tử 50.000 bộ chấn lưu điện tử và 100.000 bộ đèn LED các loại. Công ty phấn đấu doanh thu năm 2017 đạt 70 tỷ đồng, tăng gần 17% so với năm 2016.

Nhờ đầu tư dây chuyền công nghệ tự động chip LED,  doanh nghiệp chủ động sản xuất, giảm giá thành sản phẩm, sẵn sàng cạnh tranh hiệu quả với hàng nhập ngoại.

Thứ Tư, 28 tháng 6, 2017

Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Huyện ủy Nam Sách

Ngày 27/6, tại Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện, Huyện ủy Nam Sách tổ chức hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2017. Các đồng chí Nguyễn Thái Sơn - Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy; Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng Ban tổ chức Hội thi dự chỉ đạo.
Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi năm 2017 có sự 08 thí sinh là giảng viên chuyên trách và giảng viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện tham gia. Các giảng viên trải qua 3 phần thi: Chuẩn bị giáo án; thực hành bài giảng và trả lời câu hỏi xử lý tình huống. Trong đó phần thi thực hành bài giảng, mỗi học viên có 25 phút để thực hiện nội dung bài giảng tập trung vào các chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ, đảng viên

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,   sửa tủ lạnh hitachi
Ngày Gia đình Việt Nam năm nay (28.6.2017) có chủ đề
BIDV chi nhánh Hải Dương phối hợp với VRB chi nhánh Hải Phòng

Kết thúc Hội thi, Ban Tổ chức đã trao 1 giải Nhất, 2 giải Nhì, 2 giải Ba, 3 giải khuyến khích cho các giảng viên đạt thành tích xuất sắc. Trong đó, giải Nhất thuộc về giảng viên Nguyễn Thị Chiều - Phó Giám đốc Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. 8 thí sinh tham dự hội thi đều được công nhận Giảng viên giỏi.
Ban Tổ chức Hội thi đã lựa chọn 2 thí sinh có thành tích xuất sắc để tham gia Hội thi giảng viên lý luận chính trị giỏi tỉnh vào tháng 8/2017.

Phát biểu tổng kết Hội thi, đồng chí Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy, Trưởng ban Tổ chức Hội thi ghi nhận và đánh giá cao sự chuẩn bị, tinh thần trách nhiệm của các giảng viên cũng như chất lượng các bài dự thi. Để làm tốt hơn nữa công tác giảng dạy lý luận chính trị trong thời gian tới, đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy đề nghị các giảng viên cần tiếp tục quan tâm nghiên cứu, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ sư phạm, trình độ lý luận chính trị; thực hiện tốt việc gắn lý luận với thực tiễn; phối hợp chặt chẽ với Trung tâm BDCT huyện trong việc chuẩn bị và giảng bài.

Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Huyện uỷ Lê Quang Thụ nhấn mạnh, thông qua Hội thi góp phần đánh giá thực chất đội ngũ giảng viên, từ đó có kế hoạch để bồi dưỡng nhằm nâng cao trình độ, chuyên môn, nghiệp vụ. Đây cũng là cơ hội tốt để các giảng viên trao đổi, học tập kinh nghiệm lẫn nhau. Thông qua Hội thi cũng giúp các cấp, các ngành, các đơn vị cơ sở nhận thức đầy đủ hơn về công tác giáo dục chính trị cho cán bộ, đảng viên và nhân dân.

Thứ Ba, 27 tháng 6, 2017

Ngày Gia đình Việt Nam năm nay (28.6.2017) có chủ đề

Ngày Gia đình Việt Nam năm nay (28.6.2017) có chủ đề "Bữa cơm gia đình ấm áp yêu thương”. Chủ đề này đã được duy trì qua một vài năm cho thấy vai trò quan trọng của bữa cơm gia đình trong cuộc sống hiện đại ngày nay.
Bữa cơm không chỉ đơn giản là cung cấp dinh dưỡng, năng lượng cho những người trong gia đình mà còn là nơi tạo tình cảm yêu thương, gắn kết các thành viên lại với nhau. Ngoài ra, bữa cơm là nơi thể hiện sự quan tâm, yêu thương của ông bà, cha mẹ đối với con cháu; con cháu thể hiện sự hiếu kính với đấng sinh thành. Thế nhưng trong nhịp sống hối hả ngày nay, bữa cơm gia đình đã không còn được nhiều người chú trọng. Với nhiều lý do vì công việc bận rộn, không có thời gian, nên những phút giây các thành viên ngồi sum vầy cùng nhau quanh mâm cơm ấm cúng ngày càng ít ỏi và cứ thế vơi cạn dần.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội bảo hành tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh samsung
BIDV chi nhánh Hải Dương phối hợp với VRB chi nhánh Hải Phòng
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 2 vụ

Thời gian gần đây, các thành viên trong gia đình anh Phạm Văn Thuận và chị Vũ Thị Thúy ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) ít khi có dịp ngồi cùng nhau ăn một bữa cơm. Anh chị đều là công nhân, nhiều lúc thời gian làm việc, tăng ca "lệch pha" nhau. Có những hôm dù đến giờ ăn bữa tối, nhưng chồng vẫn chưa về, nhìn mâm cơm mà chị Thúy không khỏi chạnh lòng. Dù đi làm về muộn nhưng thỉnh thoảng anh Thuận cũng không thể từ chối những lời mời ăn nhậu của bạn bè nên tới khuya mới về tới nhà. Khi về nhà, anh Thuận cũng chỉ kịp ăn tạm bát cơm, không có thời gian hỏi han, trò chuyện với vợ con. Chị Thúy chia sẻ: "Đến giờ cơm tối, thấy những nhà khác sum vầy vui vẻ, tôi cũng buồn. Tôi luôn mong mỏi trong một tuần, các thành viên sẽ có nhiều dịp ngồi quây quần bên mâm cơm ấm cúng, nghe các con tíu tít trò chuyện với mẹ cha".

Chị Phạm Thị Dung ở khu 4, phường Bình Hàn (TP Hải Dương) cũng rất hay phàn nàn về việc chồng chị thường xuyên vắng nhà, không mấy khi cả gia đình cùng ăn bữa cơm vui vẻ. Do yếu tố công việc nên buổi trưa cả 2 vợ chồng chị Dung đều ăn ở ngoài, các con ăn bán trú trong trường học. Buổi tối, sau giờ tan tầm, chị Dung đảm nhận việc đón con và đi chợ nấu ăn cho gia đình. Chồng chị thường trở về nhà rất muộn do làm ở xa, công việc kết thúc muộn hoặc đi uống rượu bia cùng bạn bè. Thời gian đầu, chị Dung còn chăm chút cho các con ăn cơm trước rồi đợi chồng về cùng ăn cho vui. Nhưng tần suất những lần về muộn của anh ngày càng nhiều hơn và thời gian cũng muộn hơn. Có hôm chờ mãi chồng không về, gọi điện thì anh không nghe, chị Dung nhìn mâm cơm nguội lạnh cũng chẳng buồn ăn, chị lên giường đi ngủ cùng các con. Điều đáng nói là có hôm anh đi nhậu say về nhà lại có những lời lẽ khó nghe, mắng vợ chửi con một cách vô cớ. Nhiều lần chị Dung lựa lời khuyên giải nhưng chồng chỉ ậm ừ, rồi lại vẫn "chứng nào tật ấy". Lâu rồi thành quen, chị và các con cứ ăn cơm trước mặc cho chồng đi đến giờ nào tùy thích.

Chúng ta không khó để nhận thấy các quán nhậu chật kín người chủ yếu là nam giới vào các buổi chiều. Điều này cho thấy không ít đàn ông bỏ bê công việc gia đình, không chung tay giúp đỡ việc nhà với vợ và nhiều gia đình vắng người chồng trong bữa cơm.

Bà Nguyễn Thị Phương, Trưởng Phòng Xây dựng nếp sống văn hóa gia đình (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch) cho biết: "Trong xã hội ngày nay, bữa cơm gia đình càng có vai trò quan trọng hơn bao giờ hết. Hiện không ít hàng quán mọc lên phục vụ nhu cầu ăn uống nhưng nó không mang lại những phút giây ý nghĩa, ấm cúng như khi các thành viên ngồi quây quần vui vẻ bên mâm cơm gia đình. Nếu các thành viên không ý thức được vai trò quan trọng của bữa cơm gia đình thì sẽ khiến các mối quan hệ trở nên lỏng lẻo, không gần gũi, ít sẻ chia và dần dần rời xa nhau".

Thời gian qua, vào những dịp như Ngày Quốc tế phụ nữ 8.3, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20.10..., các cấp Hội Phụ nữ, Ban nữ công các cấp công đoàn trong tỉnh đã có nhiều hoạt động nhằm trang bị cho chị em kiến thức, kỹ năng nấu những bữa cơm đầm ấm, giữ gìn hạnh phúc gia đình như giao lưu mâm cơm dinh dưỡng, thi nữ công gia chánh, nói chuyện chuyên đề về hạnh phúc gia đình...

Với vai trò quan trọng của bữa cơm gia đình, các thành viên cần bố trí công việc, sắp xếp thời gian một cách hợp lý để có thể thường xuyên ngồi cùng nhau sum vầy bên mâm cơm. Những cố gắng dù nhỏ sẽ tạo nên mối quan hệ khăng khít, gắn kết các thành viên, giữ cho hạnh phúc gia đình luôn bền chặt.

BIDV chi nhánh Hải Dương phối hợp với VRB chi nhánh Hải Phòng

BIDV chi nhánh Hải Dương phối hợp với VRB chi nhánh Hải Phòng ký kết hợp đồng tín dụng 200 tỷ đồng với Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông.
Ngày 27.6, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) chi nhánh Hải Dương phối hợp với Ngân hàng Liên doanh Việt-Nga (VRB) chi nhánh Hải Phòng ký kết hợp đồng tín dụng 200 tỷ đồng với Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông. Hai ngân hàng sẽ cho doanh nghiệp vay số tiền trên trong thời gian 60 tháng để đẩy nhanh tiến độ hoàn thiện khu đô thị phía nam TP Hải Dương, tạo điều kiện mở rộng không gian đô thị, giúp thành phố sớm đạt các tiêu chí của đô thị loại

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi , sua chua tu lanh hitachi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi        
Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 2 vụ
Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện hằng năm

Dự án khu đô thị phía nam TP Hải Dương có tổng mức đầu tư 1.698 tỷ đồng. Giai đoạn 1 của dự án đã cơ bản hoàn thành. Số tiền các ngân hàng trên cho vay sẽ giúp Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông tiếp tục triển khai giai đoạn 2 của dự án.
Trước đó, BIDV chi nhánh Hải Dương đã cho Công ty CP Đầu tư bất động sản Thành Đông vay 25 tỷ đồng để xây nhà ở xã hội tại khu đô thị Tuệ Tĩnh (TP Hải Dương).
Vụ mùa năm nay, huyện Bình Giang có kế hoạch gieo cấy hơn 6.000 ha.
Trong đó, xây dựng 5 vùng sản xuất lúa tập trung có quy mô 30 ha/vùng trở lên gắn với bao tiêu sản phẩm tại các xã Long Xuyên, Tân Hồng, Hồng Khê, Bình Xuyên và Nhân Quyền. Vùng sản xuất tập trung gieo cấy các giống lúa chất lượng cao như Bắc thơm số 7, nếp DT22...
HTX Dịch vụ nông nghiệp Minh Huấn cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm sau thu hoạch tại 5 vùng này.
Bờ đê tả sông Ðĩnh Ðào đoạn qua thôn Gồm, xã Quảng Nghiệp (Tứ Kỳ) đang bị sạt lở nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, Phó Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Tứ Kỳ cho biết bờ đê tả sông Ðĩnh Ðào đoạn qua thôn Gồm, xã Quảng Nghiệp đang bị sạt lở nghiêm trọng. Vị trí sạt lở dài khoảng 150 m, trong đó có điểm chỉ còn cách mặt đê 2 - 2,5 m. Nguyên nhân do địa chất ở khu vực này yếu, thân đê làm bằng đất pha cát, đã khai thác lâu năm, ít được đầu tư tu bổ.

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Tứ Kỳ đã xây dựng phương án trọng điểm bảo vệ đoạn đê trên. Trong đó, dự kiến sử dụng cọc tre, phên nứa, bao tải đất để xử lý.
Từ nay đến trước ngày 31.7, TP Hải Dương sẽ tổ chức Liên hoan ca múa nhạc làng, khu dân cư văn hóa năm 2017 ở xã, phường.
Đối tượng tham gia là các nghệ sĩ, diễn viên không chuyên có hộ khẩu thường trú tại TP Hải Dương. Ngoài các tiết mục dự thi tự chọn, bắt buộc mỗi đơn vị phải thể hiện ít nhất 2 trong số các ca khúc lọt vào vòng sơ khảo Cuộc vận động sáng tác ca khúc về TP Hải Dương đang được thành phố phát động.
Tiết mục xuất sắc nhất cấp xã sẽ được dự thi cấp thành phố, dự kiến diễn ra trong tháng 9.
Để chuẩn bị cho năm học mới, huyện Thanh Hà đang xây dựng 63 phòng học, gồm 38 phòng mầm non, 18 phòng tiểu học và 7 phòng THCS.
Nguồn vốn đầu tư xây dựng các phòng học từ ngân sách của tỉnh và xã. Dự kiến các phòng học sẽ đưa vào sử dụng trước năm học mới 2017-2018.
Trong năm học 2016-2017, huyện Thanh Hà đã xây mới và đưa vào sử dụng 91 phòng học. Đến nay, số phòng học kiên cố cao tầng bậc mầm non đạt 86%, tiểu học đạt 98%, THCS đạt 94,5%.

Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 2 vụ

Ngày 25.6, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh bắt quả tang 2 vụ, 3 đối tượng tàng trữ, mua bán trái phép chất ma túy.
Trong đó, 1 vụ, 1 đối tượng tàng trữ trái phép chất ma túy tại khu vực nhà văn hóa khu dân cư Lộ Cương B, phường Tứ Minh (TP Hải Dương), thu 1 gói ma túy tổng hợp (chưa xác định trọng lượng); 1 vụ, 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tại khu vực Trường Tiểu học xã Ngũ Phúc (Kim Thành), thu 1 gói ma túy tổng hợp (chưa xác định trọng lượng) và 500.000 đồng.

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi việt nam,  sua tu lanh hitachi ,bảo hành tủ lạnh hitachi    
Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện hằng năm
Ngày hội gia đình Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 28.6
            
* Ngày 26.6, Công an huyện Thanh Hà bắt quả tang 2 vụ, 9 đối tượng mua bán, sử dụng trái phép chất ma túy. Trong đó, 1 vụ, 2 đối tượng mua bán trái phép chất ma túy tại cổng làng thôn Ngọc Lộ (xã Tân Việt), thu 3 gói nhỏ heroin (chưa xác định trọng lượng) và 2,1 triệu đồng; 1 vụ, 7 đối tượng sử dụng trái phép chất ma túy tại quán karaoke 68 (ở xã Thanh Khê), thu 1 bộ dụng cụ sử dụng ma túy.
*  Ngày 26.6, Tòa án Nhân dân huyện Thanh Hà mở phiên tòa xét xử công khai 2 vụ án hình sự, tuyên phạt Nguyễn Văn Long (sinh năm 1990, ở thôn Hoàng Xá, xã Quyết Thắng) 30 tháng tù giam; Nguyễn Văn Phúc (sinh năm 1991, ở thôn Cập Thượng, xã Tiền Tiến) 25 tháng tù giam cùng về tội mua bán trái phép chất ma túy.

Hồi 15 giờ 30 ngày 6.3.2017, tại khu vực đường liên xã đoạn thôn Hoàng Xá (xã Quyết Thắng), Long cất giấu 1,241g methamphetamine để bán và sử dụng. Khi Long đang bán 0,378 g methamphetamine cho Phạm Văn Tân với giá 500.000 đồng thì bị bắt quả tang.

Hồi 17 giờ ngày 22.2.2017, tại khu vực điếm canh đê số 3 địa phận thôn Cập Nhất (xã Tiền Tiến), Phúc đang cất giấu 0,351g methamphemine để bán cho Lê Văn Hiền với giá 500.000 đồng, nhưng chưa kịp bán thì bị phát hiện, bắt quả tang.
Hơn 4.000 hộ dân của các phường Hoàng Tân, Bến Tắm và xã Hoàng Tiến (Chí Linh) sắp được cấp nước sạch.
Công ty CP Kinh doanh nước sạch Hải Dương vừa đầu tư hơn 15 tỷ đồng để mở rộng hệ thống cấp nước sạch cho hơn 4.000 hộ dân của các phường Hoàng Tân, Bến Tắm và xã Hoàng Tiến (Chí Linh).

Hiện nay, hệ thống đường ống cấp nước sạch xã Hoàng Tiến đã được triển khai, 2 dự án xây dựng hệ thống cấp nước cho phường Hoàng Tân và Bến Tắm sẽ khởi công trong quý III tới. Quy mô của 3 dự án trên gồm khoảng 17 km đường ống trục chính (đường kính 160mm) và hơn 35 km đường ống dịch vụ (đường kính từ 110mm xuống 32 mm).
Cả 3 hệ thống trên đều được nối mạng, lấy nguồn nước sạch của Chi nhánh Nước sạch số 4 và sẽ cấp nước sạch tới khách hàng trước tháng 2.2018.

Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện hằng năm

Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện hằng năm và theo từng giai đoạn, trước mắt thực hiện giai đoạn 1 từ năm 2017-2022.
Định kỳ từ 2-5 năm, sẽ thực hiện chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập của tỉnh. Việc thực hiện chuyển đổi vị trí công tác được thực hiện hằng năm và theo từng giai đoạn, trước mắt thực hiện giai đoạn 1 từ năm 2017-2022. Đây là nội dung trong kế hoạch thực hiện định kỳ chuyển đổi vị trí công tác do UBND tỉnh vừa ban hành.


Kế hoạch nêu rõ đối tượng chuyển đổi vị trí công tác là công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý; công chức cấp xã làm chuyên môn, nghiệp vụ tại các vị trí thuộc các lĩnh vực, ngành nghề quy định phải định kỳ chuyển đổi vị trí công tác tại các cơ quan chuyên môn, cơ quan hành chính cấp tỉnh (gọi chung là cấp sở); các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; các chi cục, ban trực thuộc sở; các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc sở; UBND cấp huyện; các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện; UBND cấp xã.
Theo đó, đối với cấp sở sẽ định kỳ chuyển đổi từ vị trí công tác này sang vị trí công tác khác trong từng phòng; từ phòng này sang phòng khác thuộc sở; giữa phòng thuộc sở với các chi cục, ban trực thuộc sở; từ phòng này sang phòng khác thuộc chi cục, ban trực thuộc sở; giữa các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc sở; giữa các sở.
Đối với UBND cấp huyện, sẽ định kỳ chuyển đổi từ phòng này sang phòng khác trong nội bộ UBND cấp huyện; định kỳ chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức cấp huyện về công chức cấp xã; giữa các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND cấp huyện.
Đối với các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các phòng, ban, khoa trực thuộc.
Đối với UBND cấp xã, định kỳ chuyển đổi vị trí công tác giữa các chức danh trong nội bộ UBND cấp xã; chuyển đổi vị trí công tác cùng chức danh giữa UBND các xã trong huyện.

Thẩm quyền quyết định chuyển đổi vị trí công tác được nêu rõ trong kế hoạch. Theo đó, việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc sở quản lý do giám đốc sở quyết định; đối với công chức thuộc các chi cục, ban quản lý do trưởng ban, chi cục trưởng quyết định. Việc chuyển đổi giữa các đơn vị sự nghiệp công lập, giữa các chi cục, ban trực thuộc do giám đốc sở quyết định. Việc chuyển đổi vị trí công tác viên chức thuộc đơn vị sự nghiệp công lập quản lý do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập quyết định. Việc chuyển đổi vị trí công tác của công chức từ sở này sang sở khác do Giám đốc Sở Nội vụ quyết định. Việc chuyển đổi vị trí công tác đối với công chức, viên chức thuộc UBND huyện quản lý do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định. Việc chuyển đổi với viên chức, công chức ở các phòng, ban, khoa hoặc tương đương do thủ trưởng đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh quyết định.

Cùng việc ban hành kế hoạch này, UBND tỉnh cũng ra quyết định ban hành danh mục vị trí công tác phải định kỳ chuyển đổi đối với công chức, viên chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh. Danh mục nêu rõ từng vị trí phải chuyển đổi vị trí công tác đối với cấp sở, các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc UBND tỉnh; UBND cấp huyện và các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc; UBND cấp xã.

Chủ Nhật, 25 tháng 6, 2017

Ngày hội gia đình Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 28.6

Ngày hội gia đình Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 28.6, có nhiều hoạt động phong phú như triển lãm “Tình cảm gia đình trong ca dao, dân ca Việt Nam”
Tối 24.6, tại Trung tâm Triển lãm văn hóa nghệ thuật Việt Nam, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành phố: Hải Dương, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội và một số đơn vị liên quan tổ chức lễ khai mạc Ngày hội gia đình Việt Nam năm 2017. Đây là hoạt động được tổ chức định kỳ hằng năm nhân kỷ niệm Ngày Gia đình Việt Nam 28.6.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đến thăm công trình
Hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp

Ngày hội gia đình Việt Nam năm nay diễn ra từ ngày 23 đến 28.6, có nhiều hoạt động phong phú như triển lãm “Tình cảm gia đình trong ca dao, dân ca Việt Nam”; triển lãm “Tranh, tượng về gia đình, vẻ đẹp của người phụ nữ”; gian trưng bày các sản phẩm giới thiệu về công tác gia đình; biểu dương các gia đình đồng bào dân tộc thiểu số làm kinh tế giỏi và văn hóa tiêu biểu; hội nghị chuyên đề “Gia đình và bình đẳng giới"; hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng hôn nhân và gia đình ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”; hội thi nấu ăn “Gia đình điểm 10”; giao lưu nghệ thuật “Gia đình hạnh phúc”…

Tại ngày hội, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Hải Dương tham gia 2 nội dung, gồm: mở gian trưng bày 19 hình ảnh cùng hàng trăm cuốn sách, bài dự thi, tờ rơi… giới thiệu về công tác gia đình và phòng chống bạo lực gia đình ở Hải Dương giai đoạn 2008 - 2017; biểu diễn ca trù.
Phường Bình Hàn đoạt cúp vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức TP Hải Dương mở rộng tranh cúp Thành Đông năm 2017.
Chiều 25.6, Hội Liên hiệp thanh niên TP Hải Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư thể thao Thành Đông bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức TP Hải Dương mở rộng tranh cúp Thành Đông năm 2017. Giải thu hút gần 200 vận động viên đến từ 10 đơn vị tham gia. Sau hơn 1 tuần thi đấu, Câu lạc bộ Bóng đá phường Bình Hàn đoạt cúp vô địch.
Gần đây, trên một số diễn đàn mạng xã hội Hải Dương, nhiều người rao bán điều hòa mini 2 chiều (ảnh).
Theo quảng cáo, điều hòa mini có giá từ 550.000 - 990.000 đồng nhưng có đủ 2 chiều nóng và lạnh, phù hợp với phòng có diện tích nhỏ hơn 20 m2. Đặc biệt, kích thước của điều hoà nhỏ gọn, không mất công lắp đặt, chỉ cần cắm điện là có thể dùng ngay. Người bán giới thiệu loại điều hòa này có thể gắn lên tường hoặc để dưới nền nhà. Sản phẩm được bảo hành 3 tháng, nếu lỗi có thể đổi sang máy mới trong vòng 1 tuần. Nhiều người mua về dùng đã thất vọng vì cắm điện cả tiếng nhưng phòng không mát. Do sản phẩm có xuất xứ không rõ ràng nên có nguy cơ cháy nổ. Do đó, mọi người cân nhắc trước khi mua điều hòa mini, tránh mất tiền oan.

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đến thăm công trình

Các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hải Dương đã đến thăm công trình tượng đài thanh niên xung phong trên con đường Hạnh Phúc (huyện Đồng Văn, Hà Giang).
Sáng 25.6, các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; Vũ Văn Sơn, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng lãnh đạo một số sở, ban, ngành của tỉnh Hải Dương đến thăm công trình tượng đài thanh niên xung phong trên con đường Hạnh Phúc (huyện Đồng Văn, Hà Giang); trao tặng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân 2 huyện Đồng Văn, Quản Bạ, mỗi huyện 100 triệu đồng.

Xem thêm:   bao hanh tu lanh hitachi ha noisua chua tu lanh hitachi  sửa tủ lạnh hitachi
Hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp
Nhiều trường học hiện vẫn còn giữ được các cây cổ thụ

Các đơn vị, doanh nghiệp của tỉnh: Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý các khu công nghệp tỉnh, Tập đoàn Thành Công, Công ty CP Bất động sản Thành Đông, mỗi đơn vị hỗ trợ 100 tấn xi măng.
Ngoài ra, Công ty CP Bất động sản Thành Đông hỗ trợ 50 bộ bàn ghế và một số doanh nghiệp trao tặng 5 bộ máy tính cho tỉnh Hà Giang.
Chiều cùng ngày, đoàn đã đến thăm vùng trồng dược liệu ở xã Quyết Tiến (Quản Bạ) và giao cho Công ty CP Dược - vật tư y tế Hải Dương tiêu thụ sản phẩm giúp đồng bào Hà Giang trong thời gian tới.
Trước đó, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hải Dương đã tặng hơn 1.000 bộ quần áo, giày dép cho đồng bào các dân tộc tỉnh Hà Giang.
Trong 2 tuần trở lại đây, nhu cầu mua xe đạp điện, xe máy điện của người dân tăng gấp 3 lần so với tháng trước.
Theo một số chủ cửa hàng kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện ở TP Hải Dương và các huyện Gia Lộc, Ninh Giang, Thanh Miện, trong 2 tuần trở lại đây, nhu cầu mua xe đạp điện, xe máy điện của người dân tăng gấp 3 lần so với tháng trước. Nguyên nhân do sau khi có kết quả thi vào các trường THPT, các bậc phụ huynh mua xe để chuẩn bị cho con vào năm học mới.
Hiện nay, giá bán các loại xe này từ 8-15 triệu đồng/xe. Đây là dịp các đại lý, cửa hàng kinh doanh xe đạp điện, xe máy điện bán chạy nhất trong năm.
Sáng 25.6, Đảng bộ xã Cẩm La (Kim Thành) kỷ niệm 70 năm thành lập (28.6.1947 - 28.6.2017).
Từ chỗ chỉ có 7 đảng viên lúc mới thành lập, đến nay, Đảng bộ xã Cẩm La có 212 đảng viên, sinh hoạt ở 6 chi bộ.
Dưới sự lãnh đạo của đảng bộ, cơ cấu kinh tế địa phương ngày càng chuyển dịch theo hướng tích cực. Năm 2016, tổng giá trị sản xuất toàn xã đạt hơn 134 tỷ đồng; thu nhập bình quân đầu người đạt hơn 34 triệu đồng. Cơ sở hạ tầng giao thông nông thôn, công trình công cộng được đầu tư xây dựng. Năm 2016, tỷ lệ hộ nghèo trong xã còn 6,4%, hộ cận nghèo còn 4,2%. Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức độ I, Trường Mầm non đang đề nghị đạt chuẩn quốc gia.
Phường Bình Hàn đoạt cúp vô địch Giải bóng đá công nhân, viên chức TP Hải Dương mở rộng tranh cúp Thành Đông năm 2017.
Chiều 25.6, Hội Liên hiệp thanh niên TP Hải Dương phối hợp với Công ty CP Đầu tư thể thao Thành Đông bế mạc Giải bóng đá công nhân, viên chức TP Hải Dương mở rộng tranh cúp Thành Đông năm 2017. Giải thu hút gần 200 vận động viên đến từ 10 đơn vị tham gia. Sau hơn 1 tuần thi đấu, Câu lạc bộ Bóng đá phường Bình Hàn đoạt cúp vô địch.

Hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp

Hệ thống quan trắc môi trường tự động giúp doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn chủ động kiểm soát, khắc phục sự cố trong quá trình xả thải. Một số doanh nghiệp lớn trong tỉnh lắp đặt hệ thống quan trắc môi trường tự động (QTMTTĐ) đã và đang giúp doanh nghiệp, cơ quan chuyên môn chủ động kiểm soát, khắc phục sự cố trong quá trình xả thải.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nộisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,bao hanh tu lanh hitachi
Nhiều trường học hiện vẫn còn giữ được các cây cổ thụ
Nhiều bí thư chi bộ hạn chế về khả năng tiếp cận

Hoạt động ổn định: Tại nhà máy xử lý nước thải của khu công nghiệp (KCN) Nam Sách, bảng điện tử của trạm quan trắc nước thải tự động (QTNTTĐ) nhấp nháy liên tục, các thông số nước thải thể hiện rõ ràng, chi tiết trên màn hình. Ông Nguyễn Tiến Trọng, cán bộ môi trường Công ty CP Đầu tư và Phát triển hạ tầng Nam Quang (Công ty Nam Quang) cho biết, trạm QTNTTĐ của KCN mới được vận hành từ tháng 11.2016 do Công ty CP Kỹ thuật môi trường Việt An (TP Hồ Chí Minh) xây dựng, lắp đặt với tổng trị giá gần 800 triệu đồng. KCN Nam Sách hiện có 17 nhà đầu tư thứ cấp, phát sinh khoảng 1.300 m3 nước thải/ngày đêm.

Công ty Nam Quang đã ký hợp đồng với đối tác cung cấp và lắp đặt trạm QTNTTĐ tại cửa ra của nhà máy xử lý nước thải. Trạm quan trắc sử dụng công nghệ tiên tiến của châu Âu, thực hiện quan trắc một số thông số nước thải cơ bản như nhiệt độ, TSS, COD, pH, lưu lượng. "Trạm quan trắc hoạt động tương đối ổn định, các thông số được truyền liên tục về Sở Tài nguyên và Môi trường (TNMT). Việc theo dõi, kiểm soát các thông số nước thải trước khi xả ra môi trường thuận lợi hơn rất nhiều. Cán bộ môi trường của công ty có thể điều chỉnh, kịp thời đưa ra hướng xử lý khi gặp sự cố", ông Trọng nói.

Ngoài KCN Nam Sách, Công ty Nam Quang cũng đã tiến hành lắp đặt trạm QTNTTĐ tại các KCN Tân Trường và Phúc Điền. Hiện những trạm quan trắc này hoạt động ổn định, hiệu quả.
Mặc dù nước thải của KCN Đại An đã đạt cột A trước khi xả vào hệ thống thủy lợi Bắc Hưng Hải, nhưng chủ đầu tư KCN Đại An vẫn quyết định xây dựng, vận hành trạm QTNTTĐ theo quy định. Bà Trần Thị Mến, cán bộ môi trường KCN Đại An cho biết, tổng lượng nước thải của KCN đạt khoảng 1.300 m3/ngày đêm. Từ tháng 10.2016, trạm QTNTTĐ của KCN đã được xây dựng hoàn chỉnh với tổng trị giá gần 1 tỷ đồng. "Những thông số quan trắc cơ bản được hiển thị rõ ràng, cụ thể trên màn hình điện tử. Nếu một thông số có dấu hiệu bất thường, chúng tôi có thể phát hiện, kịp thời điều chỉnh, xử lý nước đầu vào để bảo đảm nước đầu ra đạt tiêu chuẩn theo quy định", bà Mến nói.

Cần hướng dẫn rõ ràng: Theo số liệu từ Sở TNMT, toàn tỉnh có 31 doanh nghiệp có nguồn xả thải lớn, tập trung chủ yếu vào một số lĩnh vực như sản xuất xi măng, thép, luyện kim, nhiệt điện, dệt nhuộm, giấy… Theo quy định, những cơ sở này thuộc đối tượng phải lắp đặt hệ thống QTMTTĐ liên tục, truyền số liệu trực tiếp về Sở TNMT. Đến nay đã có 4 trạm QTMTTĐ được xây dựng, vận hành.

Ông Vũ Ngọc Long, Giám đốc Sở TNMT đánh giá, lắp đặt hệ thống QTMTTĐ là cần thiết trong bối cảnh ô nhiễm môi trường trở thành nỗi lo chung của toàn xã hội. Cuối năm 2016, Sở TNMT đã nghiệm thu, đánh giá đề tài lắp đặt hệ thống QTNTTĐ tại một số KCN trên địa bàn tỉnh. Kết quả của đề tài là căn cứ để nhân rộng ra các khu, cụm công nghiệp khác. Việc xây dựng các trạm QTMTTĐ bảo đảm theo dõi chỉ số môi trường của các cơ sở sản xuất một cách kịp thời, phục vụ đắc lực cho công tác thanh tra, kiểm tra, xử phạt doanh nghiệp gây ô nhiễm môi trường. Lắp đặt hệ thống QTMTTĐ cũng giúp doanh nghiệp chủ động kiểm soát, kịp thời điều chỉnh hệ thống xử lý nước thải, khí thải trong quá trình sản xuất. Nhờ trạm quan trắc tự động, các doanh nghiệp có thể khắc phục sự cố nếu các thông số vượt quy chuẩn cho phép.

Lắp đặt hệ thống QTMTTĐ là cần thiết và bản thân các doanh nghiệp xả thải lớn đều ủng hộ chủ trương này. Tuy nhiên, các doanh nghiệp mong chờ những hướng dẫn rõ ràng, lộ trình cụ thể của cơ quan chuyên môn nhằm chủ động xây dựng kế hoạch triển khai để không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh. Vì vậy, cơ quan chuyên môn cần có hướng dẫn cụ thể về quy chuẩn kỹ thuật, địa điểm lắp đặt, vị trí lấy mẫu mang tính đại diện nhất, thể hiện rõ nhất chất lượng khí thải, nước thải của doanh nghiệp.

Thứ Sáu, 23 tháng 6, 2017

Nhiều trường học hiện vẫn còn giữ được các cây cổ thụ

Nhiều trường học hiện vẫn còn giữ được các cây cổ thụ, chủ yếu là xà cừ có tuổi đời từ vài chục đến hàng trăm năm. Những cây cổ thụ này không chỉ tạo bóng mát, làm đẹp cảnh quan cho các trường mà còn gắn với từng chặng đường phát triển của các ngôi trường. Tuy nhiên, nhiều cây cổ thụ trong các trường đã già nua, xuất hiện những cành khô mục hoặc bị sâu ăn ruỗng từ bên trong. Chỉ cần gặp mưa to, giông gió là có thể gẫy đổ bất cứ lúc nào. Cành của những cây cổ thụ này thường rất to, nếu bị gẫy và rơi xuống sân trường sẽ rất nguy hiểm cho giáo viên, học sinh. Ngày 16.6 vừa qua, chị Đặng Thị Hoa, Phó Hiệu trưởng Trường THCS Đoàn Thượng (Gia Lộc) đã bất ngờ bị một cành cây xà cừ đường kính 30 cm rơi xuống đè vào người gây tử vong.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachi o dautrung tam bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Nhiều bí thư chi bộ hạn chế về khả năng tiếp cận

Có rất nhiều bí thư chi bộ có nguyện vọng xin nghỉ


Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra, các nhà trường cần rà soát, tiến hành chặt, tỉa những cành cây cổ thụ có nguy cơ bị gẫy đổ cao; không nên giữ lại những cây đã quá già cỗi...
Công ty CP Thép Hòa Phát chi trả 900 triệu đồng/năm cho Doanh nghiệp tư nhân Vận tải và thương mại Minh Nguyệt để thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt.
Bắt đầu từ năm nay, Công ty CP Thép Hòa Phát chi trả 900 triệu đồng/năm cho Doanh nghiệp tư nhân Vận tải và thương mại Minh Nguyệt để thu gom, vận chuyển toàn bộ rác thải sinh hoạt của xã Hiệp Sơn (Kinh Môn) ra bãi rác tập trung của xã với tần suất 2 ngày/lần.
Trước đây, xã Hiệp Sơn thu gom rác thải theo quy mô thôn. Do một số hộ dân không đóng phí dẫn đến hoạt động của tổ thu gom gặp khó khăn, rác thải sinh hoạt vứt bừa bãi, ảnh hưởng đến môi trường.
Sáng 23.6, Ban Chỉ đạo diễn tập khu vực phòng thủ (KVPT) tỉnh tổ chức hội nghị giao nhiệm vụ diễn tập KVPT năm 2017cho 3 huyện: Tứ Kỳ, Kinh Môn và Ninh Giang.

Theo kế hoạch, các cuộc diễn tập diễn ra trong thời gian 1,5 ngày và 1 đêm, được tiến hành qua 3 giai đoạn cùng 6 vấn đề huấn luyện. Huyện Tứ Kỳ diễn tập ngày 8-9.8 với nội dung thực hành lệnh thiết quân luật; huyện Kinh Môn diễn tập ngày 15-16.8 với nội dung động viên phương tiện kỹ thuật đường thủy và huyện Ninh Giang diễn tập ngày 22-23.8 với nội dungthực hành giải cứu con tin.
Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầuBan chỉ đạo, Ban đạo diễn diễn tập tỉnh phải quán triệt nghiêm túc nhiệm vụ diễn tập KVPT. Căn cứ vào nhiệm vụ đã được giao, từng thành viên thường xuyên chỉ đạo, kiểm tra, theo dõi, hướng dẫn, đôn đốc các huyện tiến hành công tác chuẩn bị để tổ chức diễn tập đúng kế hoạch, đạt chất lượng tốt. Quá trình diễn tập có sử dụng vũ khí, đạn hơi, thuốc nổ và thực hành đánh bắt khủng bố giải cứu con tin nên phải bảo đảm tuyệt đối an toàn cho người và vũ khí trang bị.
Các địa phương phải quán triệt và thực hiện nghiêm túc kế hoạch diễn tập, xây dựng các văn kiện theo đúng kế hoạch, hướng dẫn. Triển khai giao nhiệm vụ diễn tập cụ thể cho các cơ quan, đơn vị; tổ chức bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các thành viên tham gia khung tập và các thành phần có liên quan; chuẩn bị tài liệu, cơ sở vật chất bảo đảm cho nhiệm vụ diễn tập. Các thành phần trong khung tập phải đầu tư thời gian để nghiên cứu và thực hành diễn tập thử

Nhiều bí thư chi bộ hạn chế về khả năng tiếp cận

Chỉ kinh nghiệm là chưa đủ: Bên cạnh hạn chế về tuổi cao, sức yếu, hiện phần lớn bí thư chi bộ thôn, KDC chưa được đào tạo cơ bản, trình độ học vấn, chuyên môn, lý luận chính trị hạn chế. Toàn tỉnh hiện có 607 bí thư chi bộ thôn, KDC có trình độ THCS; 412 đồng chí có trình độ chuyên môn sơ cấp; 350 đồng chí trình độ chuyên môn trung cấp; 1.005 bí thư chi bộ trình độ lý luận chính trị sơ cấp; 361 đồng chí trình độ lý luận chính trị trung cấp.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi ,sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội sửa tủ lạnh hitachi

Có rất nhiều bí thư chi bộ có nguyện vọng xin nghỉ


Nhiều bí thư chi bộ hạn chế về khả năng tiếp cận, nắm bắt, hiểu và vận dụng các chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy cấp trên vào thực tiễn.
Trình độ đội ngũ bí thư chi bộ và chi ủy thôn, KDC chưa đồng đều, khả năng chuẩn bị và điều hành sinh hoạt chi bộ chưa đáp ứng yêu cầu của đảng viên đã dẫn đến chất lượng sinh hoạt chi bộ thôn, KDC còn hạn chế, chưa góp phần giải quyết tốt những vấn đề nảy sinh ở cơ sở.
Đồng chí Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) Tô Văn Hanh cho rằng để hoàn thành tốt nhiệm vụ bí thư chi bộ, chỉ kinh nghiệm là chưa đủ mà còn cần thêm nhiều yếu tố về năng lực cá nhân, trình độ chuyên môn, chính trị... Thực tế cho thấy có những bí thư chi bộ tuổi đời khá trẻ, nhưng có trình độ, kiến thức và được chi bộ ủng hộ đã hoàn thành rất tốt nhiệm vụ.

Xã Đại Đồng (Tứ Kỳ) có 3 chi bộ nông thôn, trong đó có 1 bí thư chi bộ sinh năm 1970 và 1 bí thư chi bộ sinh năm 1974. Đồng chí Phạm Văn Kiệt năm nay 82 tuổi, 55 năm tuổi đảng ở Chi bộ thôn Nghĩa Dũng (xã Đại Đồng) nhận xét: "Các đồng chí bí thư chi bộ trẻ năng động, sáng tạo, có kiến thức tốt, công tác bài bản và luôn luôn cầu thị. Kinh nghiệm có thể chưa nhiều, nhưng chính sự xông xáo, hăng hái của các đồng chí bí thư chi bộ trẻ đã thu hút đảng viên, quần chúng tích cực làm theo".
Ở xã Đoàn Thượng cũng có 1 bí thư chi bộ thôn sinh năm 1976 nhưng đã có "thâm niên" 3 nhiệm kỳ là trưởng thôn, 2 nhiệm kỳ là bí thư chi bộ và được đảng viên, nhân dân tín nhiệm cao.
Điều này cho thấy để đảm trách tốt cương vị bí thư chi bộ, ngoài lòng nhiệt tình, trách nhiệm, kinh nghiệm, mỗi bí thư chi bộ còn cần đi sâu, đi sát đảng viên, quần chúng; có năng lực, kiến thức và khả năng vận dụng sáng tạo trong điều hành hoạt động của chi bộ.

Có rất nhiều bí thư chi bộ có nguyện vọng xin nghỉ

Có rất nhiều bí thư chi bộ có nguyện vọng xin nghỉ trong nhiệm kỳ tới vì lý do tuổi cao, sức yếu. Đó chính là hạn chế phổ biến của nhiều bí thư chi bộ nông thôn, KDC hiện nay.
Tuổi cao, sức yếu: Ông Nguyễn Thế Trọng, Bí thư Chi bộ thôn Đươi (xã Đoàn Thượng, Gia Lộc) năm nay 69 tuổi và có tới 21 năm liên tục là bí thư chi bộ. Một bên chân ông bị đau, đi tập tễnh. Ông đã muốn nghỉ không đảm đương chức vụ bí thư chi bộ từ nhiều khóa trước, nhưng chi bộ không tìm được người thay thế.

Xem thêm:  bao hanh tu lanh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp TP Hải Dương phối hợp với MTTQ


Đồng chí Nguyễn Văn Hiền, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Đoàn Thượng đánh giá cao kinh nghiệm, trách nhiệm, nhiệt tình công tác của ông Trọng, tuy nhiên cũng phải thừa nhận việc các bí thư chi bộ cao tuổi, sức yếu ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin; nắm bắt và triển khai thực hiện các nghị quyết của cấp trên.

Chi bộ thôn Bờ Dọc (xã An Lạc, Chí Linh) có 3 chi ủy viên đều ngoài 60, xấp xỉ 70 tuổi, là những người có uy tín, trách nhiệm cao, có lương hưu, đời sống kinh tế gia đình ổn định, có nhiều thời gian dành cho công tác của chi bộ. Vì vậy, Chi bộ Bờ Dọc đã lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát triển đời sống kinh tế khấm khá, góp phần xây dựng thành công xã nông thôn mới.

Tuy nhiên, tâm tư của ông Mạc Văn Tạc (67 tuổi), Bí thư chi bộ là xin nghỉ trong nhiệm kỳ tới vì tuổi đã cao. Ông Mạc Đình Hồng (64 tuổi), Phó Bí thư chi bộ cũng cho rằng lớp người cao tuổi dù có thừa nhiệt tình, kinh nghiệm nhưng lại hạn chế về sức khỏe, việc đi lại, tiếp thu chậm nên dễ dẫn đến những hạn chế nhất định. Cần phải có đội ngũ cán bộ trẻ, xông xáo, có sức khỏe, cập nhật thông tin nhanh, "miệng nói chân bước" mới phù hợp để đổi mới chất lượng công tác.

Ông Nguyễn Quang Vịnh năm nay 73 tuổi và cũng đã hơn 20 năm là Bí thư Chi bộ KDC số 2, thị trấn Phú Thứ (Kinh Môn) tự thấy chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa tương xứng với con số gần 100 đảng viên đang sinh hoạt tại chi bộ.

Bản thân ông Vịnh thường ốm đau, phải nuôi một người con bị khuyết tật, nhưng trước nguyện vọng xin nghỉ làm bí thư chi bộ của ông, nhiều năm qua chi bộ vẫn không tìm được người thay thế. Ông Vịnh muốn có đồng chí khác đảm đương chức danh này để có sự so sánh về kết quả công tác.

Qua đó, chi bộ mới có thể mạnh dạn tin tưởng giao việc, hỗ trợ, bồi dưỡng để xây dựng đội ngũ kế cận.

Theo tổng hợp của Ban Tổ chức Tỉnh ủy, toàn tỉnh hiện có 1.596 chi bộ thôn, KDC, trong đó 568 bí thư chi bộ tuổi từ 51 - 60  (chiếm 37%); 649 bí thư chi bộ trên 60 tuổi (chiếm 42%). Nhiều bí thư chi bộ ngoài 70 tuổi, có 11 người đã đảm nhiệm cương vị bí thư chi bộ trên 20 năm.

Thực trạng đảng viên nhiều chi bộ đang bị già hóa, bí thư chi bộ muốn xin nghỉ vì tuổi cao, sức yếu vẫn đang là bài toán khó giải.

Thứ Năm, 22 tháng 6, 2017

Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp TP Hải Dương phối hợp với MTTQ

Trong nhiệm kỳ tới, các cấp hội tiếp tục vận động hội viên CCB giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ hội viên nghèo từ 1,5% trở lên...
Trong nhiệm kỳ 2012-2017, Hội Cựu chiến binh (CCB) các cấp TP Hải Dương phối hợp với MTTQ và Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội thành phố xây mới, sửa chữa 8 nhà cho CCB có hoàn cảnh khó khăn với tổng kinh phí 2 tỷ đồng. Toàn thành phố có 135 CCB thành lập công ty, cơ sở sản xuất, kinh doanh, trang trại, gia trại, giải quyết việc làm thường xuyên cho 300 lao động. Trong xây dựng nông thôn mới, có 170 hộ hội viên tự nguyện hiến trên 3.000 m2 đất, phá dỡ trên 1.000 m tường bao, đóng góp trên 4.000 ngày công xây dựng hạ tầng cơ sở, chỉnh trang đô thị, bảo vệ môi trường. Hội phối hợp với cơ quan quân sự đề nghị cho 3.172 hội viên hưởng chế độ theo Quyết định 142/2008/QĐ-TTg với tổng số tiền 13,5 tỷ đồng.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi ha noi

Thông tin văn hóa xã hội của tỉnh ngày hôm nay


Trong nhiệm kỳ tới, các cấp hội tiếp tục vận động hội viên CCB giúp đỡ CCB nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, phấn đấu mỗi năm giảm tỷ lệ hộ hội viên nghèo từ 1,5% trở lên; phối hợp với cơ quan chức năng thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách liên quan đến CCB và cựu quân nhân.
Sáng 20.6, tại xã Tiền Phong, Tòa án Nhân dân huyện Thanh Miện xét xử lưu động hai vụ án ma túy.
Tòa tuyên phạt Vũ Thành Long (sinh năm 1972, ở thôn Tiên Động, xã Tiền Phong) 18 tháng tù giam; Phạm Văn Hoàn (sinh năm 1991, trú tại thôn Cụ Trì, xã Ngũ Hùng, cùng huyện Thanh Miện) 33 tháng tù giam cùng về tội mua bán, tàng trữ trái phép chất ma túy.
Khoảng 10 giờ 30 ngày 17.4.2017, Long mua 4 gói nhỏ heroin của một người đàn ông không quen biết ở thị trấn Quỳnh Côi, huyện Quỳnh Phụ (Thái Bình) với giá 500.000 đồng để sử dụng. Khi Long đang đi xe mô tô trên đoạn đường đê Đại Hà địa phận thôn Tiên Động thì bị lực lượng cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Miện bắt quả tang, thu giữ 4 gói heroin có trọng lượng 0,375 g.

Vào khoảng 11 giờ 15 ngày 22.3.2017, Phạm Văn Hoàn bắt xe buýt đến ngã tư Bóng, xã Quang Minh (Gia Lộc) mua 1 gói ma túy đá của một người đàn ông (không rõ tên, tuổi, địa chỉ) với giá 2,8 triệu đồng. Sau đó, Hoàn chia nhỏ gói ma túy vào các đoạn ống nhựa kích thước từ 2-7 cm để bán kiếm lời. Khi Hoàn đang bán ma túy đá cho một người tự khai là Nguyễn Văn Hùng (sinh năm 1980, ở thôn Nhật Lệ, xã Nhật Quang, huyện Phù Cừ, Hưng Yên) thì bị lực lượng cảnh sát điều tra Công an huyện Thanh Miện bắt quả tang, thu giữ 1 đoạn ống nhựa chứa 0,263 g methaphetamine và 500.000 đồng. Khám xét trên người và chỗ ở của Hoàn, lực lượng công an thu giữ thêm 16 đoạn ống nhựa chứa 3,553 g methaphetamine.

Thông tin văn hóa xã hội của tỉnh ngày hôm nay

Sáng 22.6, các thí sinh đã hoàn thành bài thi môn ngữ văn, môn thi đầu tiên của kỳ thi THPT quốc gia năm nay.
Toàn tỉnh có 17.813 thí sinh đăng ký dự thi môn ngữ văn, có 17.756 thí sinh tới làm bài thi. 57 trường hợp vắng mặt gồm 16 thí sinh được miễn thi và 41 thí sinh tự do. Ông Lương Văn Việt, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo đánh giá buổi thi đã diễn ra nghiêm túc, an toàn, đúng quy chế, không có thí sinh nào vi phạm quy chế thi bị lập biên bản. Toàn tỉnh có 2 sự cố là 1 thí sinh tại điểm thi Trường THPT Kinh Môn bị tai nạn nhẹ nhưng vẫn làm được bài thi, 1 nhân viên y tế ở điểm thi Trường THPT Gia Lộc bị tai nạn và đã có người thay thế.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi ,   bảo hành tủ lạnh hitachi sua chua tu lanh hitachi

Thông tin an ninh tại tỉnh hải dương ngày hôm nay


Nhiều thí sinh phấn khởi vì đề thi môn ngữ văn khá ngắn, phù hợp thời gian làm bài 120 phút. Thí sinh Lê Thanh Phương (Trường THPT Hà Đông) thi tại điểm Trường THPT Thanh Hà cho biết: “Em đã làm hết bài. Em nghĩ mình được khoảng 6 – 7 điểm môn này. Đề khá vừa sức với chúng em và cũng giống như những đề thi thử chúng em đã được làm trước đây.”.

Đề thi ngữ văn gồm 2 phần đọc hiểu (3 điểm) và làm văn (7 điểm). Phần đọc hiểu có 4 câu hỏi nhỏ về một đoạn trích có chủ đề “lòng trắc ẩn có nguồn gốc từ sự thấu cảm”. Đoạn trích nằm trong tập tiểu luận “Thiện, ác và smartphone”, một cuốn sách vừa xuất bản năm 2017 của tác giả Đặng Hoàng Giang. Phần làm văn có 2 câu, câu 1 là viết 1 đoạn văn trình bày suy nghĩ về ý nghĩa lòng thấu cảm trong cuộc sống, câu 2 là trình bày cảm nhận về một đoạn thơ trong bài thơ “Đất nước” (Nguyễn Khoa Điềm).

Phần đề thi sử dụng đoạn trích của tác giả Đặng Hoàng Giang có tính thời sự cao, gần gũi với đời sống giới trẻ hiện nay nên được nhiều học sinh thích thú. Em Nguyễn Văn Thế (Trường THPT Đoàn Thượng, Gia Lộc) nhận xét: “Nội dung đề thi môn văn nằm trong chương trình học nhưng vẫn có tính gợi mở cao để phát huy sức sáng tạo của học sinh. Em thấy đề thi này phù hợp với sức học của chúng em, các bạn học tầm trung bình cũng có thể làm được. Em làm bài thi khá tốt nên rất phấn khởi. Em hy vọng những môn thi sau sẽ thuận lợi như thế này”.

Thứ Tư, 21 tháng 6, 2017

Thông tin an ninh tại tỉnh hải dương ngày hôm nay

Trung úy Nguyễn Kim Mai Anh (SN 1990), hiện là cán bộ Công an phường Hoàng Tân đã tử vong do tai nạn giao thông trên quốc lộ 18 đoạn qua phường Sao Đỏ (Chí Linh).
Vào lúc 17 giờ ngày 19.6, xe ô tô 98C-081.22 kéo rơ-moóc 98R-007.69 do anh Trần Văn Huy (sinh năm 1989, trú tại xã Hương Sơn, huyện Lạng Giang, Bắc Giang) lái đã va chạm với xe mô tô 34C1-938.39 do trung úy Mai Anh lái đi cùng chiều.
* Một vụ tai nạn giao thông làm 1 người chết đã xảy ra trên đường 394 đoạn qua thôn Nghĩa (thị trấn Lai Cách, Cẩm Giàng) lúc 17 giờ 40 ngày 19.6.

Xem thêm: dia chi bao hanh tu lanh hitachisửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,   trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi     
Những kỉ niệm khó quên nghề báo
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Anh Hoàng Văn Hỏa (sinh năm 1973, trú tại khu 19, thị trấn Lai Cách) lái xe mô tô 34N4- 6462, chở anh Dương Văn Uy (sinh năm 1990, trú tại thôn Cao Xá, xã Cao An, Cẩm Giàng) đã va chạm với xe mô tô 34K6-3529 do Vũ Xuân Tuấn (sinh năm 1971, trú tại khu 18, thị trấn Lai Cách) lái, sau xe chở con gái là Vũ Hải Âu (sinh năm 2007) đi phía trước cùng chiều. Hậu quả, anh Uy chết, cháu Âu bị thương.
Mùi khét từ cao su, vải ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân.
Một số người dân ở khu dân cư số 8, phường Phả Lại (Chí Linh) phản ánh hơn 1 tháng nay, hằng ngày có một số đối tượng lạ mặt sử dụng xe ô tô tải chở rác thải công nghiệp như vải, đế cao su, giày, dép lỗi... đổ trộm tại bãi rác khe Lăng (ảnh). Ðây là bãi rác thải sinh hoạt của phường Phả Lại. Các đối tượng còn đốt rác cả ngày lẫn đêm. Mùi khét từ cao su, vải ảnh hưởng đến môi trường và cuộc sống của người dân. Vài lần người dân đã chặn xe phản đối và báo cáo với chính quyền đến ngăn chặn hành vi trên. Tuy nhiên, đến nay tình trạng này vẫn tiếp diễn.
Ðề nghị chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng sớm kiểm tra, xử lý ngay các trường hợp vi phạm trên.
Thanh tra Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh vừa tiến hành kiểm tra đột xuất cửa hàng trà sữa DingTea (số 10A Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương).
Qua kiểm tra cho thấy cơ sở có điều kiện vệ sinh tương đối tốt, kho bảo quản nguyên liệu thông thoáng; khu vực sơ chế, chế biến thực phẩm sạch, cách biệt nguồn ô nhiễm... Tuy nhiên, cơ sở không xuất trình được giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của 10 loại nguyên liệu, phụ gia thực phẩm như chè khô, trân châu, dung dịch đường... dùng trong quá trình chế biến.

Đoàn kiểm tra đã lấy mẫu nguyên liệu thực phẩm tổng hợp dạng viên cô đặc để xét nghiệm. Thời gian tới, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh sẽ tập trung kiểm tra những cửa hàng trà sữa trên địa bàn tỉnh, kịp thời phát hiện những sản phẩm không có nguồn gốc

Những kỉ niệm khó quên nghề báo

Đối với phóng viên, nhà báo, để có những đề tài hay, họ phải dấn thân, thậm chí nhiều khi gặp hiểm nguy để đưa tới bạn đọc những tác phẩm chất lượng...
Một chuyến đi theo gánh xiếc: Tháng 10.2016, chúng tôi đăng ký thực hiện bài viết “Chông chênh nghề xiếc”. Muốn được tận mắt chứng kiến việc mưu sinh của những nghệ sĩ xiếc ở nơi đất khách quê người, chúng tôi quyết định tìm đến xã Yên Lương, huyện Thanh Sơn (Phú Thọ) gặp đoàn nghệ thuật xiếc Thanh Xuân của xã Ngũ Hùng (Thanh Miện) biểu diễn tại đây.

Xem thêm:sua tu lanh hitachi tai ha noi,sua chua tu lanh hitachi ,  sua chua tu lanh hitachi
Để đáp ứng yêu cầu đổi mới
Nhà máy Nước sạch Thành Đạt có công suất 2.000 m3/ngày đêm

Chúng tôi rời TP Hải Dương lúc 8 giờ sáng. Sau hơn 6 giờ trên xe ô tô khách, chúng tôi mới đến nơi. Lúc ấy, trời đang mưa, vùng quê miền núi càng trở nên âm u, hiu quạnh. Địa điểm biểu diễn của đoàn là khuôn viên trụ sở xã Yên Lương. Chứng kiến việc chuẩn bị cho đêm diễn, chúng tôi mới thấy được những vất vả, khó khăn của họ. Các thành viên mỗi người một việc. Người đi quảng cáo, người dựng sân khấu, người chuẩn bị âm thanh, ánh sáng, người chuẩn bị bữa tối... tất cả đều diễn ra nhịp nhàng, khẩn trương. Vất vả nhất là mấy anh em dựng sân khấu, trồng cột để quây bạt xung quanh khu vực biểu diễn. Tuy thời tiết dịu mát nhưng ai nấy đều mồ hôi nhễ nhại.

Thật không may cho đoàn, khi tất cả mọi việc đã hoàn tất sẵn sàng cho giờ biểu diễn thì hầu như không có khán giả. Lùi lại thời gian biểu diễn gần 30 phút nhưng vẫn vắng khách, ông trưởng đoàn quyết định thông báo hoãn buổi diễn.
Chứng kiến sự chuẩn bị công phu nhưng cuối cùng lại “xôi hỏng bỏng không” của đoàn, chúng tôi thấy buồn cho những nghệ sĩ xiếc và hiểu hơn nỗi cực nhọc mà họ gặp trong việc mưu sinh và cố gắng duy trì một đặc sản văn hóa của xứ Đông. Chúng tôi còn được biết thêm để sống được bằng nghề, đoàn xiếc Thanh Xuân cũng như các đoàn xiếc khác của tỉnh phải tìm đến các vùng sâu, vùng xa. Họ thường xuyên phải đối mặt với những rủi ro về tai nạn giao thông, sự sách nhiễu của nhiều địa phương. Dù vất vả và chấp nhận cuộc sống lang bạt nhưng thu nhập của họ không cao. Nhiều buổi biểu diễn bị lỗ nặng và không ít người phải bỏ nghề.
Chuyến đi thực tế đã giúp cho bài viết của chúng tôi chân thực, sống động hơn.
DANH TRUNG - phóng viên Phòng Văn hóa - Xã hội (Báo Hải Dương)
Nhà báo đi cầm đồ
Tôi còn nhớ lần đầu tiên mang chiếc xe máy - người bạn đường thân thiết gần 8 năm của tôi đi cầm đồ. Tôi đem xe máy đi cầm không phải vì thiếu tiền mà vì muốn có thực tế để viết bài "Góc khuất dịch vụ cầm đồ".
Chọn một tiệm cầm đồ đông khách ngay đầu phố Tuệ Tĩnh, nơi có nhiều tiệm cầm đồ nhất ở TP Hải Dương, tôi mạnh dạn dắt chiếc xe máy vào. Thấy tôi, một người đàn ông có khuôn mặt dữ dằn, chân tay xăm trổ chi chít hỏi như quát:

- Muốn cầm gì nói nhanh để tôi bảo bọn nó làm thủ tục cho.
Vì khá run và bất ngờ nên tôi trả lời lắp bắp:
- Em muốn cầm chiếc xe máy.
Cố nắm chặt bàn tay để trấn tĩnh, tôi lấy chiếc điện thoại ra khỏi túi để ghi âm rõ lời chủ quán. Sau đó tìm vị trí để chụp ảnh cho bài viết. Đây là việc khá khó khăn vì từ lúc nào, nhân viên của tiệm này luôn để ý tôi. Lấy lý do đợi bạn đến đón, tôi ngồi đợi để chờ thời cơ chụp ảnh. Đang loay hoay tìm chỗ đứng để chụp thì một vị khách vừa bước vào quán nói lớn:
- Nhà báo mà cũng phải đi cầm đồ à?
Thấy vị khách nhắc đến hai từ “nhà báo”, chủ quán cầm đồ nhìn tôi tỏ vẻ nghi ngờ. Tôi lập tức trả lời:
- Em cần tiền gấp nên phải đi cầm tạm chiếc xe máy.
Lúc này chủ tiệm cầm đồ đã bớt nghi nên vẫn đưa tiền cho tôi. Song tôi đã không dám chụp ảnh ở đây nữa. Rút kinh nghiệm mấy hôm sau tôi đem xe máy đi cầm ở thị trấn Cẩm Giàng để tránh gặp người quen và dễ dàng lấy tư liệu. Nhờ bài học từ tiệm cầm đồ ở Tuệ Tĩnh, tôi nhận ra rằng trước khi đi lấy tư liệu để viết bài, nhất là bài phóng sự, điều tra, phóng viên cần có kế hoạch cụ thể, đặt ra các tình huống giả định để có phương án xử lý phù hợp.

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới

Để đáp ứng yêu cầu đổi mới, các cơ quan báo chí luôn quan tâm công tác đào tạo, nâng cao trình độ, nghiệp vụ cho cán bộ, phóng viên, kỹ thuật viên, nhân viên...
Nâng cao nghiệp vụ : Nội dung đào tạo thường bao gồm việc cung cấp thêm các kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp mới nhằm đáp ứng yêu cầu tuyên truyền và nâng cao chất lượng các tác phẩm báo chí.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi       Nhà máy Nước sạch Thành Đạt có công suất 2.000 m3/ngày đêm
Kiếm bộn tiền nhờ nắng nóng
,
Những năm qua, Đài Phát thanh - Truyền hình (PT-TH) tỉnh chú ý đổi mới cả về nội dung và kỹ thuật. Hằng năm, Đài PT-TH tỉnh thường tổ chức nhiều lớp tập huấn bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên. Giảng viên là những nhà báo có uy tín, dày dặn kinh nghiệm nghề nghiệp. Các phóng viên được đào tạo theo phương thức “cầm tay chỉ việc”, có cơ hội áp dụng ngay lý thuyết đã học. Bà Quách Thị Thủy, Phó Giám đốc Đài PT-TH tỉnh cho biết: “Chúng tôi thường cử một số phóng viên, biên tập viên theo học tại các lớp do Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức, thành lập các đoàn đi học hỏi kinh nghiệm của các đài PT-TH tỉnh bạn khi thấy họ có những phương pháp mới trong việc sản xuất các chương trình, bản tin”.

Việc đào tạo, tập huấn cho đội ngũ phóng viên, biên tập viên cũng được Báo Hải Dương quan tâm. Báo thường mời các nhà báo giỏi nghề, có nhiều kinh nghiệm đang làm việc tại các cơ quan báo chí lớn hoặc các giảng viên có uy tín ở Trung tâm Bồi dưỡng nghiệp vụ báo chí (Hội Nhà báo Việt Nam) về tận nơi truyền đạt cho cán bộ, phóng viên về làm báo điện tử, video clip, làm báo thời Facebook... Các lớp tập huấn thường diễn ra sôi nổi với nhiều ý kiến thảo luận. Việc giảng dạy gắn với thực hành, giúp người làm báo tiếp thu nhanh và có thể áp dụng ngay trong công việc. Ngoài ra, mỗi năm Báo Hải Dương còn cử nhiều lượt phóng viên, biên tập viên dự các lớp đào tạo nghiệp vụ do Hội Nhà báo Việt Nam, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức.

Tự học hỏi, trau dồi : Trong quá trình cầm bút những người làm báo cũng luôn tự tìm tòi, học hỏi, rèn luyện để đáp ứng yêu cầu đổi mới. Đó là việc thay đổi trong phương pháp tư duy, thích nghi với cái mới, tự trau dồi, mở rộng vốn hiểu biết xã hội để cho ra đời các tác phẩm báo chí tốt.

Nếu như trước đây nhiều phóng viên ở Báo Hải Dương có thói quen viết dài thì đến nay đã viết cô đọng, súc tích hơn để đáp ứng yêu cầu đổi mới tờ báo. Nhiều phóng viên tự giới hạn dung lượng bài viết  thông thường chỉ từ 700 - 900 chữ. Họ tự tìm đọc các tài liệu nghiệp vụ, tham khảo kinh nghiệm của những người giỏi để viết ngắn.

Báo điện tử Hải Dương có nhiều thay đổi, không chỉ đăng lại các tác phẩm từ báo in mà đang thực hiện nhiều tin, bài độc lập, thông tin nhanh, nhiều hình ảnh minh họa; tăng cường số lượng các video clip. Các phóng viên phải thích nghi với cách làm báo mới. Trước đây, họ thường chỉ tác nghiệp bằng máy ảnh, sổ ghi chép, bút, máy ghi âm thì nay phải thành thạo trong việc sử dụng máy quay phim, quay bằng điện thoại di động. Phóng viên Nguyễn Thị Mơ ở Phòng Kinh tế (Báo Hải Dương) cho biết: “Trước đây, tôi thấy việc sản xuất video clip trên báo điện tử khá khó khăn nhưng sau khi tham gia lớp tập huấn do cơ quan tổ chức, cùng với sự giúp đỡ của đồng nghiệp, tôi đã tập dùng máy quay và đã có những clip đầu tay. Nếu chịu khó học hỏi thì sẽ không có trở ngại khó khăn”.

Một số phòng phóng viên ở Báo Hải Dương còn tổ chức những buổi sinh hoạt nghiệp vụ chuyên đề để chia sẻ, trao đổi kiến thức, kinh nghiệm. Nhà báo Nguyễn Trọng Tuân, Trưởng Phòng Văn hóa - Xã hội (Báo Hải Dương) cho biết: “Các buổi sinh hoạt chuyên đề góp phần nâng cao khả năng tác nghiệp thời sự, tác nghiệp đa phương tiện của phóng viên trong phòng”.

Thành quả của sự nỗ lực không ngừng để đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ phóng viên, biên tập viên, là các tác phẩm báo chí có chất lượng hơn hẳn, bảo đảm tính thời sự, giàu tính chiến đấu, tính hấp dẫn, gắn báo chí với đời sống, được bạn đọc hoan nghênh.

Thứ Năm, 8 tháng 6, 2017

Nhà máy Nước sạch Thành Đạt có công suất 2.000 m3/ngày đêm

Nhà máy Nước sạch Thành Đạt có công suất 2.000 m3/ngày đêm, đang cấp nước sạch cho gần 6.000 khách hàng ở 4 xã Kim Đính, Bình Dân, Cẩm La và Liên Hòa.
Từ tháng 6, Nhà máy Nước sạch Thành Đạt (xã Kim Đính, Kim Thành) đã đầu tư hơn 2 tỷ đồng làm hơn 1 km đường ống tải nước nguyên liệu nhằm chuyển đổi nguồn nước nguyên liệu từ hệ thống An Kim Hải sang dùng nước sông Rạng.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi                

Kiếm bộn tiền nhờ nắng nóng


Nhà máy Nước sạch Thành Đạt do Doanh nghiệp tư nhân Nam Khương đầu tư, hiện có công suất 2.000 m3/ngày đêm, đang cấp nước sạch cho gần 6.000 khách hàng ở 4 xã Kim Đính, Bình Dân, Cẩm La và Liên Hòa.

Sắp tới, doanh nghiệp sẽ đầu tư nâng công suất thành 5.000 m3/ngày đêm, để cấp nguồn cho hệ thống cấp nước sạch các xã Đồng Gia, Tam Kỳ và Kim Tân hiện đang sử dụng nguồn nước nội đồng An Kim Hải.
Phòng Cảnh sát đường thủy kiểm tra, nhắc nhở các chủ đò, phà, hành khách, chủ nuôi cá lồng  về các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão.
Sáng 8.6, Phòng Cảnh sát đường thủy (Công an tỉnh) kiểm tra, nhắc nhở các chủ đò, phà, hành khách, chủ nuôi cá lồng tại các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Nam Sách về các biện pháp bảo đảm an toàn giao thông trong mùa mưa bão. Đồng thời, yêu cầu chủ đò phà, người nuôi cá lồng trang bị đầy đủ phao cứu sinh, dụng cụ nổi cho hành khách; nhắc nhở trẻ em không tắm tại các khu vực nước sâu.
Mấy ngày nay, tại khúc sông Sặt cũ ở TP Hải Dương có hiện tượng cá chết hàng loạt. Các loại cá chép, cá mè, cá rô phi… chết nổi trắng trên mặt sông bốc mùi hôi rất khó chịu.
Nguyên nhân chủ yếu do thời tiết biến đổi nhanh, đang nắng nóng kéo dài chuyển sang mưa giông thất thường, làm cho môi trường nước bị ảnh hưởng. Cá bị giảm sức đề kháng, nguy cơ mắc bệnh rất cao...
Tính đến đầu tháng 6, toàn tỉnh có 248.158 người tham gia bảo hiểm y tế (BHYT), tăng 33.117 người so với cuối tháng 3.2017.
Sở dĩ số lượng người mua BHYT đột nhiên tăng vọt là do người dân đã nắm được nội dung Thông tư số 02/2017/TT-BYT ngày 15.3.2017 của Bộ Y tế về việc từ ngày 1.6.2017 sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình tăng giá hơn 1.900 dịch vụ y tế đối với người không có thẻ (BHYT).

Để phục vụ nhu cầu mua BHYT của nhân dân, từ đầu năm đến nay, Bảo hiểm Xã hội tỉnh đã phát triển thêm hơn 330 đại lý bảo hiểm xã hội, BHYT.
Ngày 8.6, hơn 30 thanh niên tình nguyện của huyện Thanh Hà đã tham gia thu hoạch trên 4 sào lúa cho gia đình ông Mạc Văn Kiệm và ông Hoàng Văn Khu.
Ông Mạc Văn Kiệm là bệnh binh bị nhiễm chất độc da cam, còn ông Hoàng Văn Khu thuộc diện hộ nghèo, đều ở xã Thanh Xá.
Thời gian tới, Huyện đoàn tiếp tục chỉ đạo các cơ sở Đoàn rà soát các hộ có nhu cầu, đồng thời chỉ đạo các đơn vị thành lập các đội thanh niên tình nguyện tại chỗ, huy động thanh niên tình nguyện chi viện cho các địa phương có nhu cầu vào các ngày thứ 7, chủ nhật hằng tuần.