Thứ Hai, 3 tháng 4, 2017

Để hòa nhập cộng đồng người mắc chứng tự kỷ cần sự thấu hiểu

Để hòa nhập cộng đồng, người mắc chứng tự kỷ cần sự thấu hiểu, cảm thông của những người xung quanh.
Vì mục tiêu ấy, những người thân của họ phải dùng nhiều phương cách trong một hành trình thường rất gian nan.
Vất vả tự đấu tranh
Là giáo viên tiểu học, chị Nguyễn Thị M. ở phường Trần Phú (TP Hải Dương) đã sớm phát hiện cậu con trai của mình có những dấu hiệu chậm phát triển hơn trẻ em cùng độ tuổi, rõ rệt nhất là chậm nói. Nhưng khi chị M. bày tỏ sự lo lắng và ý định cho con đi kiểm tra tại bệnh viện, mẹ chồng chị đã nhiều lần gạt đi với ý nghĩ “cháu tôi chỉ chậm hơn một chút thôi, rồi đâu sẽ vào đấy cả”. Chị M. đã phải thuyết phục chồng và những người thân quen tỉ tê tác động tới mẹ chồng để bà nhận thấy việc cho cháu đi khám là cần thiết. Sau khi các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương kết luận con chị M. có một số dấu hiệu của hội chứng tự kỷ, thay vì để con ở nhà, chị cho cháu tới trường mẫu giáo. Với sự can thiệp tích cực từ phía nhà trường và gia đình, con chị M. đã có những tiến bộ rõ rệt.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachisửa tủ lạnh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Mong muốn của người dân là chợ Neo sớm được quy hoạch lại

Đối với những bậc cha mẹ có con mắc chứng tự kỷ, ngoài gánh nặng nhọc nhằn trong việc nuôi dạy, họ thường phải trải qua những áp lực về tinh thần đến từ những người xung quanh, trước tiên là người thân của họ. “Cháu nó chỉ nghịch một tí thôi chứ không sao đâu”, “Đừng lo lắng thái quá, đến tuổi đi học nó sẽ lại bình thường”, “Cháu A, B (nào đó) hồi trước cũng thế mà giờ nó học giỏi lắm, đừng lo”… là những câu điển hình họ thường nhận được khi nói về tình trạng của con mình. Không hiểu về hội chứng tự kỷ nên nhiều người coi nhẹ các dấu hiệu bất thường của trẻ. Với tâm lý không muốn thừa nhận con cháu có sự phát triển không bình thường, nhiều ông bà hoặc chính bố mẹ của trẻ ngăn cản người thân của mình đưa trẻ đi kiểm tra tại bệnh viện như trường hợp nhà chị M. Bởi vậy, quá trình đấu tranh về nhận thức chứng tự kỷ thường bắt đầu ngay trong gia đình, với những người thân của trẻ.

Để bố mẹ chịu thừa nhận và hiểu hơn về hội chứng tự kỷ mà con mình đang mang, chị Trần Thu Hà ở phường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) in nhiều tài liệu cho các cụ đọc. Chị Hà phải kiên trì giải thích về những hành vi nghịch ngợm, khác thường của con mình là do chứng tự kỷ và cần sự giáo dục, hướng dẫn phù hợp. Khi chưa có những hiểu biết đúng về tự kỷ, ông bà thường cho rằng những hành vi đó là biểu hiện của đứa trẻ không ngoan, bố mẹ không biết dạy con; đồng thời tác động tới trẻ bằng những biện pháp không phù hợp như răn đe, dọa nạt. Khi bố mẹ chị Hà hiểu hơn về tự kỷ, bầu không khí gia đình không còn căng thẳng, việc dạy con của chị thuận lợi hơn vì không vấp phải sự phản đối từ những người thân.
"Có phụ huynh đưa con tới đây học nhưng luôn giấu mọi người vì sợ họ biết con mình đang học tại trường chuyên biệt. Họ lo ngại bởi sự xa lánh trẻ tự kỷ vẫn còn tồn tại."


Việc hiểu đúng về hội chứng tự kỷ của người thân trong gia đình đóng vai trò rất quan trọng đối với việc nuôi dạy trẻ, giúp trẻ phát triển tích cực và giảm bớt gánh nặng tinh thần cho cha mẹ trẻ. Nhưng do ở nước ta, tự kỷ mới được biết đến trong những năm gần đây nên nhiều người chưa hiểu về hội chứng này, nhất là những người cao tuổi. Vì vậy, quá trình tác động tới người xung quanh hiểu để cảm thông, chia sẻ rất cần sự hiểu biết, kiên trì và khéo léo của cha mẹ trẻ mắc hội chứng này.

Tìm chỗ trong cộng đồng

Chiều nào cũng vậy, sau khi đón cháu từ trường mầm non, bà Vũ Thị Loan ở phường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) lại đưa cháu ra công viên chơi. “Ở nhà tôi cũng mua cầu trượt, xích đu, bập bênh như ở đây nhưng tôi vẫn muốn cho cháu hòa nhập với các bạn khác. Ba năm nữa cháu tôi bắt đầu học lớp 1 nên cháu cần chơi được với các bạn, việc đi học sẽ dễ dàng hơn”, bà Loan cho biết. Khi cháu bé có sự va chạm với các bạn hoặc có bạn nhận thấy cháu khác lạ hơn, bà Loan tìm cách giải thích với trẻ và phụ huynh để họ thông cảm. Không phải khi nào cũng nhận được sự chia sẻ từ xung quanh song bà Loan vẫn đều đặn đưa cháu tới những nơi công cộng, dạy cháu cách cư xử.

Nếu như được người thân thấu hiểu giúp việc nuôi dạy trẻ tự kỷ trong gia đình thuận lợi hơn thì sự cảm thông, chia sẻ từ cộng đồng lại giúp trẻ hòa nhập xã hội. Để có được điều này, ông bà, cha mẹ trẻ thường phải kiên trì giải thích với họ hàng, làng xóm và cả những người lạ gặp ở nơi công cộng về hội chứng tự kỷ trẻ đang mang bởi bản thân trẻ tự kỷ gặp khó khăn trong biểu lộ cảm xúc và sử dụng ngôn ngữ.

Trong những năm gần đây, hội chứng tự kỷ được nhắc đến nhiều trên các phương tiện truyền thông đại chúng nên nhận thức chung về hội chứng này đã được nâng lên song vẫn tồn tại nhiều e ngại. Là người tiếp xúc và tư vấn cho nhiều phụ huynh có con mắc chứng tự kỷ, cô giáo Nguyễn Thị Thúy, Hiệu trưởng Trường Mầm non khuyết tật Hy Vọng cho biết: “Có phụ huynh đưa con tới đây học nhưng luôn giấu mọi người vì sợ họ biết con mình đang học tại trường chuyên biệt. Họ lo ngại bởi sự xa lánh trẻ tự kỷ vẫn còn tồn tại”. Cô Thúy đã nỗ lực vận động thành lập Hội Cha mẹ trẻ tự kỷ tại Hải Dương để tạo tiếng nói chung và có các hoạt động gi

Mong muốn của người dân là chợ Neo sớm được quy hoạch lại

Mong muốn của người dân là chợ Neo sớm được quy hoạch lại, mở rộng để thuận lợi buôn bán, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương.
Khung cảnh xập xệ, mất an toàn giao thông, vệ sinh môi trường không bảo đảm, nguy cơ cháy nổ cao... là những tồn tại ở chợ Neo từ nhiều năm qua khiến chợ vắng khách, người dân kinh doanh không hiệu quả.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Từ xa xưa Ngày Thanh minh đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống

Người bán gấp đôi người mua
Nằm sát đường trục chính sầm uất của thị trấn Thanh Miện, song cúi đầu lách qua một chiếc cổng nhỏ hẹp, sâu hun hút đi vào trong thì chợ Neo hoàn toàn khác biệt. Các ki-ốt nằm san sát nhưng mỗi gian hầu như chỉ có người bán hàng trong cảnh tranh tối, tranh sáng, còn chẳng có mấy người mua. Nếu không phải người dân ở đây thì khó mà biết phía trong có một cái chợ đã tồn tại gần bốn chục năm qua.
Cũng như nhiều người khác, từ hơn 10 năm nay, mỗi ngày bà Phạm Thị Bẩy, chủ ki-ốt bán băng đĩa nhạc chỉ làm bạn với chiếc radio hoặc chiếc điện thoại di động vì vắng khách. “Chợ này người bán lúc nào cũng nhiều gấp đôi người mua. Có khi cả ngày tôi không bán được ít hàng nào". Trước đây, để có được một gian hàng trong chợ, bà Bẩy phải bỏ ra 35 triệu đồng. Sau khi thu tiền, chủ đầu tư hầu như bỏ bẵng việc quản lý nên nhiều chủ ki-ốt bày hàng hóa lấn chiếm cả đường đi, rác thải trong chợ chưa được xử lý triệt để.

Có ki-ốt ngay phía cổng chợ nhưng việc buôn bán hàng tạp hóa của chị Nguyễn Thị Cúc cũng chẳng khá khẩm hơn. Chị Cúc mua lại ki-ốt này của người khác với giá gần 50 triệu đồng. Hàng bán ế chỏng chơ nhưng hằng ngày chị vẫn phải cố gắng làm vì bỏ thì tiếc của. "Còn 7 năm nữa chúng tôi mới hết hạn hợp đồng nhưng chợ đã xuống cấp, đặc biệt là hệ thống điện. Ki-ốt của tôi nằm phía ngoài nên kéo điện nhờ từ ngoài vào. Những hộ buôn bán phía trong phải kéo chung đường dây điện, nhiều khi quá tải gây chập cháy. Nếu xảy ra sự cố cháy nổ thì rất khó xử lý, vì nhiều hàng hóa dễ cháy và đường vào chợ rất nhỏ hẹp", chị Cúc lo lắng.

Đúng như lời chị Cúc, muốn đi một vòng quanh chợ, chúng tôi phải lách qua các gian hàng, dưới chân nước đọng lép nhép, hàng hóa hầu hết là đồ dễ cháy lấn chiếm đường đi. Tại chợ này, do hệ thống phòng cháy, chữa cháy yếu kém nên đã từng xảy ra hỏa hoạn lớn. Lúc 22 giờ 15 ngày 28.7.2014, ki-ốt bán quần áo, giày dép số 15A của ông Nguyễn Tiến Toan và bà Bùi Thị Dung đã bị lửa thiêu rụi hoàn toàn. Sau khi phát hiện, người dân đã hỗ trợ di chuyển hàng hóa ra xa đám cháy song hỏa hoạn vẫn gây thiệt hại ước tính hàng trăm triệu đồng. Nghĩ lại vụ việc đó, chúng tôi không khỏi rùng mình bởi nếu không may chợ lại xảy ra hỏa hoạn thì người dân thoát nạn thế nào, lực lượng chức năng cứu hỏa ra sao? Ngoài ra, do việc bảo đảm an ninh trật tự tại đây không được chú trọng nên vẫn xảy ra mất mát hàng hóa. Đêm 22.9.2016, 4 đối tượng ở Hải Phòng, Hưng Yên đã phá khóa vào ki-ốt của chị Nguyễn Thị Thủy, Nguyễn Thị Thoa lấy trộm quần áo, mỹ phẩm, đồ điện tử, tổng trị giá khoảng 130 triệu đồng.
   
Chờ chợ mới
"Chợ này người bán lúc nào cũng nhiều gấp đôi người mua. Có khi cả ngày tôi không bán được ít hàng nào."
Chợ Neo được xây dựng từ năm 1982 do UBND xã Lê Bình (nay là thị trấn Thanh Miện) đầu tư và quản lý. Sau khi chợ bị xuống cấp, ngày 6.1.2001, UBND thị trấn Thanh Miện (đại diện là ông Nguyễn Văn Kỳ, Chủ tịch UBND thị trấn lúc đó) cùng ông Đỗ Đình Chiến ở số nhà 85 La Thành (Hà Nội) ký hợp đồng "Đầu tư quản lý nâng cấp chợ Neo". Sau khi được cải tạo, chợ giữ nguyên diện tích 3.000 m2.
UBND thị trấn khi đó tưởng rằng chủ đầu tư thu tiền thuê ki-ốt làm nhiều lần trong nhiều năm. Nhưng cải tạo, nâng cấp xong, ông Chiến thu một lần với nhiều mức, từ 10 triệu, 15 triệu, 25 triệu, 42 triệu đồng/ki-ốt... khiến các hộ đã ký hợp đồng thuê ki-ốt phản ứng vì hạ tầng kém, kinh doanh không hiệu quả. Đã thế sau khi cải tạo, ông Chiến ủy quyền cho 2 người ở xã Tứ Cường (Thanh Miện) tổ chức, quản lý chợ. Việc phòng cháy, chữa cháy, bảo đảm vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, xử lý vi phạm lấn chiếm bị buông lỏng...
Mặc dù là chợ đầu mối lớn của cả huyện, từng thu hút rất đông người dân các xã lân cận đến mua bán, trao đổi, song hiện chợ Neo rất vắng vẻ. Từ khi tất cả các quầy kinh doanh thực phẩm trong chợ chuyển sang khu vực khác chợ lại càng vắng, từ 170 hộ kinh doanh, giờ chỉ còn khoảng 120 hộ. Nhiều hộ tràn ra đường bán hàng khiến giao thông lộn xộn... Kinh doanh không hiệu quả, nhưng vì tiền đã nộp một cục nên các hộ thuê ki-ốt đành cố gắng bám trụ để mong lấy lại vốn.

Mong muốn của nhiều người bán hàng ở đây cũng như chính quyền thị trấn là chợ sớm được quy hoạch lại, mở rộng để thuận lợi buôn bán, thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương phát triển và góp phần nâng cấp thị trấn Thanh Miện. Nhưng do một số ràng buộc giữa chủ đầu tư với người buôn bán chưa giải quyết xong nên dự định chưa thực hiện được.
Theo ông Đỗ Quý Can, Chủ tịch UBND thị trấn Thanh Miện, từ năm 2016 UBND huyện Thanh Miện đã có dự án đầu tư, mở rộng chợ Neo thành trung tâm thương mại với diện tích khoảng 5,5 ha thuộc khu dân cư Bất Nạo và Lê Bình. Địa phương đã phối hợp với đơn vị tư vấn

Từ xa xưa Ngày Thanh minh đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống

Với đạo lý uống nước nhớ nguồn, từ xa xưa Ngày Thanh minh đã trở thành nét đẹp văn hóa truyền thống quan trọng, thiêng liêng, đi sâu vào tiềm thức của biết bao người Việt.
Sáng 3.4, còn 1 ngày nữa mới đến Thanh minh nhưng từ đường tỉnh 391 nối vào đường trục chính dẫn vào nghĩa trang Cầu Cương, phường Hải Tân (TP Hải Dương) đã tấp nập người đi tảo mộ. Xe cộ nối đuôi nhau trên một đoạn đường dài dẫn vào nghĩa trang.

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachisua chua tu lanh hitachisửa tủ lạnh samsung
Nếu so sánh với mô hình nông nghiệp công nghệ cao

Khu nghĩa trang, không khí lạnh lẽo ngày thường nay trở nên ấm cúng bởi đông người qua lại, khói hương bay khắp chốn. Mỗi mộ phần đều được dọn cỏ sạch sẽ, bài trí một lãng hoa tươi hoặc cắm vài cành cúc vàng và mấy nén hương.

Bà Nguyễn Thanh Hải (78 tuổi, trú tại phường Trần Hưng Đạo, TP Hải Dương) cùng con trai và các cháu ra thăm phần mộ gia tiên. Bà hướng dẫn các con, cháu đắp đất lên mộ phần sao cho đúng cách, dọn dẹp cỏ dại, thắp hương và thành kính khấn vái trước hương linh tổ tiên.

"Ngày bé, tôi được bố mẹ đưa đi tảo mộ và răn dạy phải tỏ lòng thành kính với người đã khuất. Nay ở tuổi gần đất xa trời, tôi cũng đưa con cháu đi vừa để giữ gia phong, vừa để các lớp kế cận biết các khu mộ gia tiên, sau này duy trì việc hương khói, hiếu nghĩa với các bậc tiên tổ", bà Hải nói.
Không chỉ có người sinh sống ở địa phương, ngay cả những người xa quê ngày Thanh minh cũng tìm về quê hương để tỏ lòng biết ơn với những bậc sinh thành đã khuất. Ông Nguyễn Đức Thịnh và bà Nguyễn Thị Quyết đều đã ngoài 70 tuổi, sinh ra ở TP Hải Dương nhưng hiện đang sinh sống tại TP Thái Nguyên.

Để về quê hương thăm viếng mộ, ông bà đã phải bắt chuyến xe khách về quê từ rất sớm. "Tôi xa quê hơn 50 năm, trong lòng luôn da diết nhớ quê hương. Thanh minh là dịp nhắc nhớ về cội nguồn, gốc gác. Năm nào vợ chồng tôi và các con, cháu cũng về đây tảo mộ, nhắc con cháu và cũng tự nhắc lòng mình phải biết gốc gác từ đâu", bà Quyết cho biết.
Để phục vụ nhu cầu của người đi tảo mộ, đoạn đường ngắn từ đường tỉnh 391 nối vào trục chính dẫn ra nghĩa trang Cầu Cương có tới hơn 20 hàng hoa lễ với đầy đủ các mặt hàng như hoa tươi, hương, vàng mã, nến, rượu, chè, thuốc... Tuy lượng khách đông nhưng giá bán không đắt hơn ngày thường.

Chị Nguyễn Thị Thúy, chủ một cửa hàng tại đây cho biết lượng khách mua hoa lễ của chị bắt đầu tăng mạnh từ thứ 7 tuần trước, gấp 20-30 lần ngày thường. "Hôm nay là đầu tuần, mọi người phải đi làm nên lượng khách có phần giảm so với dịp cuối tuần vừa qua. Mai là ngày Thanh minh, rất có thể lượng khách mua hoa lễ tảo mộ sẽ tăng mạnh", chị Thủy nói.
Tại cổng ra vào khu nghĩa trang còn có tốp người chuyên làm dịch vụ dọn dẹp mộ thuê. Giá dịch vụ tùy thuộc vào thời gian và sự tỉ mỉ, kỳ công đối với từng ngôi mộ. Có gia đình thuê người dọn cỏ, lau sạch mộ phần nhưng có những người thuê thợ chỉnh sửa, quét vôi ve lại mộ phần cho khang trang, sạch sẽ. Ông Nguyễn Văn Điền, người có vài chục năm làm nghề này cho biết: "Với tôi, đây không chỉ là một công việc để kiếm tiền mà còn là một nghĩa cử đối với người đã khuất". Chính vì vậy, mỗi một động tác trên mỗi ngôi mộ đều được ông Điền và các đồng nghiệp làm rất cẩn thận.

Tại khu nghĩa trang ở một số vùng nông thôn, không khí Thanh minh lại diễn ra theo cách giản dị, mộc mạc nhưng không kém phần ấm cúng.

Ở khu nghĩa trang của xã Ngọc Sơn (Tứ Kỳ), mỗi mộ phần chỉ cắm một cành hoa tươi, một vài nén hương nghi ngút cháy. Một số cụ già và người trung niên tay dắt cháu nhỏ, tay xách làn ra về trên khắp các ngả đường. Ở các khu nghĩa trang này, người dân đi tảo mộ đều tự tay dọn cỏ, lau rửa các ngôi mộ. Lễ vật dâng cúng cũng giản đơn theo cách tùy tâm và tùy theo điều kiện của mỗi gia đình. Miễn sao tâm người còn sống phải thành kính.
Để chuẩn bị cho buổi lễ tại đồng, bà Nguyễn Thị Thân, ở thôn Ngọc Lặc, xã Ngọc Sơn đã mua trước vài chiếc khăn bông mới để lau mộ. Bà Thân còn lấy riêng một chai nước sạch mang từ nhà ra đổ vào lọ hoa tươi trên mộ. Theo bà, như vậy hoa mới tươi lâu, lễ vật mới bảo đảm sự tinh khiết. Bà Thân cẩn trọng nhổ từng ngọn cỏ, bày biện chút hoa quả, một gói bánh và mấy cành hoa tươi dâng lên các ngôi mộ.

Ngày Thanh minh chủ yếu mang tính chất tinh thần, tưởng nhớ, trả nghĩa đối với bậc sinh thành. Vì vậy, không nhất thiết chú trọng tới mâm cao cỗ đầy, càng không nên cúng nhiều tiền vàng, đốt nhiều giấy mã, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường. "An ủi người sống và nhớ tới người đã khuất là ở tâm tưởng, tấm lòng và sự chân thành. Sau khi thắp hương, tôi kính cẩn mời vong linh các cụ về hưởng thụ bữa cơm ở nhà", bà Thân nói.