Thứ Sáu, 6 tháng 10, 2017

Phụ huynh bức xúc Những ngày cuối tháng 9

Đến hẹn lại... lo, trong tháng đầu của năm học mới, hầu hết các trường từ mầm non đến THPT đều triển khai việc thu góp kinh phí.
Bên cạnh những trường thực hiện nghiêm túc thì vẫn còn không ít nơi lợi dụng việc xã hội hóa (XHH) để thu quá đà, tạo dư luận không tốt và gánh nặng kinh tế cho phụ huynh học sinh.

Xem thêm: bao hanh tu lanh hitachi tai ha noi bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung     
Báo Hải Dương nhận được phản ánh của một số hộ dân
Giải pháp giúp nông sản Hải Dương xuất khẩu thuận lợi

Phụ huynh bức xúc: Những ngày cuối tháng 9, việc thu góp đầu năm học được nhiều phụ huynh của Trường Tiểu học Quang Trung (Kinh Môn) bàn tán sôi nổi. Cả Chi hội trưởng Hội Phụ huynh của nhiều lớp, những người xưa nay vốn được coi là "cánh tay nối dài" của nhà trường cũng phải lên tiếng phản đối việc nhà trường thu góp một số khoản không hợp lý. Theo một Chi hội trưởng Hội Phụ huynh của khối lớp 2 Trường Tiểu học Quang Trung (xin được giấu tên), do thiếu giáo viên, nhiều người phải dạy thừa tiết nên nhà trường sẽ thu 640.000 đồng/học sinh/năm để chi trả cho người dạy. Ngoài ra, trường thu tiền ăn bán trú 15.000đồng/học sinh/ngày quá cao so với thu nhập cũng như sinh hoạt thực tế của người dân. Việc thu tiền học kỹ năng sống, học tiếng Anh, mỗi môn 50.000 đồng/tuần cũng không phù hợp. Kỹ năng sống và tiếng Anh là những môn học tự chọn, nhà trường chưa thỏa thuận và được sự đồng ý của phụ huynh đã triển khai thu.

Anh N.L.T. có con đang học lớp 4 Trường Tiểu học Quang Trung cho biết: "Năm nào nhà trường cũng yêu cầu đóng tiền may đồng phục. Năm nay, con trai tôi phải nộp 450.000 đồng mua quần áo mới trong khi đồng phục của năm học trước cháu vẫn mặc được. Nhà trường làm như vậy vừa lãng phí, vừa làm tăng gánh nặng đóng góp cho phụ huynh".

Đầu tháng 9 vừa qua, một phụ huynh tên H. (37 tuổi) có con học lớp 1 tại Trường Tiểu học Ngọc Liên (Cẩm Giàng) đã đăng tải ý kiến thắc mắc về các khoản đóng góp đầu năm của trường trên trang Facebook cá nhân. Theo anh H. ngoài các khoản đóng cứng như học phí, tiền ăn bán trú, tiền mua sách giáo khoa, bảo hiểm y tế... gia đình phải đóng thêm các khoản khác với tổng số hơn 5 triệu đồng (!?)

Không "ăn" được thì trả: Ngày 18.9 vừa qua, chúng tôi nhận được phản ánh của một số phụ huynh Trường Mầm non Cẩm Vũ (Cẩm Giàng) thắc mắc về khoản XHH của năm học 2016-2017 với số tiền hơn 130triệu đồng được dùng không đúng mục đích. Được biết, năm học 2016-2017, nhà trường phát động XHH để xây cầu bắc qua mương làm lối đi, do lối đi cũ sẽ không còn khi xây dãy phòng học mới. Tuy nhiên, sau đó do một số nguyên nhân nên cầu không được xây, tiền vẫn chưa được sử dụng. Trong cuộc họp phụ huynh vào ngày 10.9 vừa qua, nhà trường có thông báo xin dùng số tiền trên làm một số công trình phụ trợ, mua sắm mành che nắng, bảng biển cho các phòng học mới được xây dựng.

Báo Hải Dương nhận được phản ánh của một số hộ dân

Vừa qua, Báo Hải Dương nhận được phản ánh của một số hộ dân về việc nhà số 9A đường Trần Hưng Đạo (TP Hải Dương) có diện tích rất nhỏ nhưng xây tới 4 tầng.
Nhiều người lo ngại ngôi nhà xây quá cao sẽ không an toàn, ảnh hưởng đến các hộ xung quanh.
Làm việc với phóng viên, ông Phan Văn Quang, cán bộ địa chính - xây dựng phường Trần Hưng Đạo cho biết ngôi nhà trên của gia đình ông Vũ Quang Thái và bà Phạm Thị Phượng. Do diện tích tầng 1 của ngôi nhà chỉ có 15,55 m2 nên ngày 8.6, UBND TP Hải Dương cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho hộ ông Thái. Theo giấy phép, công trình trên được xây dựng với tổng diện tích sàn 31,2 m2, 2 tầng, tổng chiều cao 7,5 m. Tuy nhiên đến nay, gia đình ông Thái đã xây dựng lên tầng 4.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi , trung tam bao hanh tu lanh hitachi,bảo hành tủ lạnh samsung
Giải pháp giúp nông sản Hải Dương xuất khẩu thuận lợi
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp

Thừa nhận việc hộ ông Thái xây dựng sai với giấy phép của UBND TP Hải Dương, ông Quang cho biết trong các ngày 30.8, 1.9 và 22.9, UBND phường Trần Hưng Đạo đã lập biên bản vi phạm hành chính và yêu cầu ngừng thi công công trình trên. Ngày 5.9, UBND phường ra quyết định đình chỉ thi công xây dựng. Ngày 30.8, công trình trên mới đổ xong mái tầng 2, đổ cột tầng 3. Nhưng sau nhiều lần kiểm tra, lập biên bản của cơ quan chức năng, hộ ông Thái vẫn cố tình vi phạm, xây dựng tới tầng 4.

Theo ông Nguyễn Xuân Thắng, Phó Đội trưởng Đội Kiểm tra quy tắc quản lý đô thị TP Hải Dương, đơn vị đã lập hồ sơ để trình UBND TP Hải Dương ra quyết định xử phạt hành chính theo quy định. Ông Thắng cho biết do diện tích ngôi nhà nhỏ nên tiến độ xây dựng rất nhanh. Trong khi đó, hộ ông Thái thường xây dựng, đổ mái trong đêm nên việc kiểm tra, xử lý gặp khó khăn.

Những sai phạm trong xây dựng nhà ở của ông Vũ Quang Thái là rất rõ ràng, ngang nhiên thể hiện sự coi thường pháp luật. Điều đáng nói là những vi phạm trên diễn ra ngay tại tuyến đường trung tâm thành phố, cách không xa trụ sở chính quyền phường và Đội Kiểm tra quy tắc quản lý đô thị TP Hải Dương nhưng lại không được xử lý, ngăn chặn kịp thời.  Đề nghị UBND TP Hải Dương có biện pháp xử lý nghiêm trường hợp vi phạm trên.
Kiểm tra, giám sát: Từ đầu năm học đến nay, để giúp các nhà trường trên địa bàn tỉnh triển khai việc đóng góp đúng quy định và ngăn chặn tình trạng lạm thu, Sở GDĐT đã thành lập 2đoàn thanh tra, kiểm tra toàn bộ 12 Phòng GDĐT và hơn 100trường học các cấp. Qua đó đã phát hiện nhiều trường thực hiện không đúng; không phân biệt rõ khoản bắt buộc với khoản có thỏa thuận và tự nguyện, thậm chí đã thu cả tiền quỹ đội, khuyến học, học hè... Ông Phạm Hồng Quân, Chánh Thanh tra Sở GDĐT cho biết: "Đoàn yêu cầu các Phòng GDĐT đẩy mạnh công tác chỉ đạo, hướng dẫn và kiểm tra công tác thu góp của các nhà trường. Những trường thu góp không đúng, đoàn đã yêu cầu trả lại như yêu cầu Trường Tiểu học Hồng Đức (Ninh Giang) trả lại tiền học hè cho phụ huynh. Nhiều trường thực hiện công tác XHH chưa đúng quy trình, đồng thời còn tiến hành thu cùng một lúc khiến nhiều gia đình gặp khó khăn".

Việc triển khai XHH là một chủ trương tích cực nhằm huy động sức dân đầu tư cho giáo dục, tạo điều kiện học tập tốt hơn cho con em địa phương. Nhưng việc thu góp tạo dư luận không tốt một phần do địa phương, nhà trường chưa tuyên truyền, giải thích rõ ràng; thực hiện thiếu công khai, dân chủ... dẫn đến việc phụ huynh không đồng thuận.

Đầu năm học thu góp tiền trường lớp là chuyện đương nhiên, nhưng để giải quyết nạn lạm thu đòi hỏi ngành giáo dục, các cấp chính quyền siết chặt quản lý và phụ huynh cần giám sát và lên tiếng kịp thời.

Giải pháp giúp nông sản Hải Dương xuất khẩu thuận lợi

Sản xuất, bảo quản nông sản đạt chuẩn xuất khẩu và tiếp cận thị trường là hai khó khăn lớn nhất mà nông sản Hải Dương gặp phải khi xuất khẩu...
Nhiều ý kiến, giải pháp giúp nông sản Hải Dương xuất khẩu thuận lợi đã được nêu tại Hội nghị Thông tin thị trường và hậu cần xuất khẩu cho quả vải và sản phẩm nông sản Hải Dương được Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương) phối hợp tổ chức sáng 3.10 tại tỉnh ta.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ở đâu ,  sua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp
Hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép

Nhận diện khó khăn: Sản xuất, bảo quản nông sản đạt chuẩn xuất khẩu và tiếp cận thị trường là hai khó khăn lớn nhất mà nông sản Hải Dương gặp phải khi xuất khẩu. Theo chị Nguyễn Thị Liêm ở thôn An Lão, xã Thanh Khê (Thanh Hà), vải thiều đặc sản nổi tiếng của Hải Dương nhưng thời gian thu hoạch lại ngắn. Nông dân chủ yếu bán tươi cho thương lái còn bảo quản ra sao, sơ chế thế nào giúp quả vải đẹp mã mà vẫn bảo đảm chất lượng xuất khẩu thì nông dân vẫn chưa làm được. Không chỉ riêng quả vải, nhiều loại nông sản khác của Hải Dương vẫn yếu ở khâu bảo quản sau thu hoạch. Nhiều loại rau, nhất là rau vụ đông mới chỉ dừng ở việc cấp đông nên chất lượng và thời gian bảo quản không được dài, nhiều khi không bảo đảm được tiêu chuẩn xuất khẩu.

Nông dân Hải Dương có kinh nghiệm trồng trọt nhưng kỹ năng bảo quản và sản xuất theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt đa phần mới chỉ dừng lại ở VietGAP, còn tiêu chuẩn cao hơn GlobalGAP thì rất ít nơi thực hiện được. Do đó, nhiều loại nông sản của tỉnh chưa có đủ “giấy thông hành” để xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới, nhất là những thị trường khó tính.

"Ngoài yếu ở khâu bảo quản, nông dân, doanh nghiệp của Hải Dương vẫn thụ động trong tìm kiếm thị trường xuất khẩu", ông Mai Thế Cường đến từ Viện Thương mại và Kinh tế quốc tế (Trường Đại học Kinh tế quốc dân) là người có nhiều năm hỗ trợ doanh nghiệp Việt tìm thị trường xuất khẩu nông sản nói. Thị trường lớn, sản phẩm đa dạng nhưng quả vải Hải Dương vẫn thua Thái Lan. Nhiều loại nông sản thực phẩm tốt của Hải Dương như cà rốt, rau vụ đông xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc phải qua tên tuổi của một doanh nghiệp khác. Nguyên nhân do doanh nghiệp đó có ưu thế về bảo quản sản phẩm và đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường. Nhiều doanh nghiệp vẫn khó tiếp cận thông tin thị trường ở ngoài nước do ít có điều kiện tham gia các kỳ hội chợ nông sản tầm quốc tế.

Tìm thị trường ngoài nước: Vài năm trở lại đây, các doanh nghiệp chế biến nông sản Hải Dương đã chịu khó đi tìm hiểu thị trường ngoài nước để đưa nông sản Hải Dương vươn xa. Các hội chợ tại Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất, Nhật Bản, Australia và mới đây là thị trường Nga, Ai Cập đã có một số doanh nghiệp Hải Dương tham gia. Đây là cách tốt nhất để các doanh nghiệp tìm kiếm đối tác và có thể ký được các đơn hàng xuất khẩu nông sản mà không phải qua bất cứ một doanh nghiệp trung gian nào.

Ông Jos Leeters, chuyên gia tư vấn quốc tế về xuất khẩu nông sản (đang tham gia dự án hỗ trợ nông dân Việt Nam xuất khẩu nông sản do Cục Xúc tiến thương mại thực hiện) kể: “Tôi từng tham gia hội chợ Gulfood tại Dubai cùng với một doanh nghiệp Hải Dương. Khi đối tác đưa ra giá nhập là 60.000 đồng/kg vải thì anh này lắc đầu và cho rằng 60.000 đồng/kg chúng tôi hoàn toàn có thể bán được tại vườn. Anh bạn đó đâu biết rằng đây có thể là giá bán cao tại vườn còn có lúc vải thiều xuống giá thấp chỉ vài nghìn thì sao. Điều quan trọng hơn từ xuất khẩu vải, doanh nghiệp đó có thể tìm cơ hội xuất khẩu nhiều loại nông sản khác cho tỉnh”. Theo ông Jos Leeters, cái mà doanh nghiệp xuất khẩu nông sản của Hải Dương cần lúc này là xây dựng uy tín và khẳng định thương hiệu sản phẩm tại thị trường nước ngoài, trước khi đi quá sâu vào lợi nhuận vì đó chỉ là cái lợi trước mắt.

Nhiều đại biểu dự hội thảo cho rằng, việc áp dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật tiên tiến vào bảo quản nông sản sau thu hoạch rất cần thiết. Các địa phương cần học tập, trao đổi kinh nghiệm bảo quản, sơ chế nông sản của Thái Lan, Nhật Bản. Quan tâm chất lượng giống cây trồng, thực hiện quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế. Tiêu chuẩn VietGAP hiện nay chỉ đáp ứng được yêu cầu xuất khẩu của một số nước. Việc quảng bá, giới thiệu các sản phẩm nông sản của Hải Dương tại một số hội chợ quốc tế cần được thực hiện sớm, nhất là đối với quả vải cần được triển khai trước mùa thu hoạch từ 2-3 tháng.

Bà Nguyễn Thị Minh Thúy, Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại khẳng định ngoài tiêu thụ nội địa, việc xuất khẩu nông sản có vai trò quan trọng, nhất là với Hải Dương, vựa nông sản lớn nhất, nhì khu vực phía Bắc. Mở rộng xuất khẩu không chỉ giúp Hải Dương tăng giá trị nông sản mà còn có thị trường tiêu thụ ổn định, tránh phụ thuộc vào thị trường Trung Quốc bấp bênh và rủi ro. Mỗi năm Hải Dương xuất khẩu khoảng 700.000 tấn nông sản. Để vượt được con số này, ngành công thương tỉnh cần vào cuộc mạnh mẽ hơn để hỗ trợ doanh nghiệp thông tin và tiếp cận các thị trường mới, giúp khai thác được thế mạnh trong sản xuất nông nghiệp của tỉnh.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp làm nơi đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với nhiều chiến công hiển hách. Sáng 6.10 (tức ngày 17.8 âm lịch), từng đoàn người kéo dài nô nức đổ về đền Kiếp Bạc từ các ngả để dự Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn (1300 - 2017) và khai hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017.

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,sửa chữa tủ lạnh hitachi , bao hanh tu lanh samsung      
Hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép
Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ

Từ 6 giờ sáng, sau khi hoàn thành các nghi lễ, hai đoàn rước bộ với các đại biểu và du khách thập phương từ đền Nam Tào, Bắc Đẩu về đền Kiếp Bạc. Đúng 7 giờ 30, Lễ tưởng niệm 717 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương và Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 chính thức được khai mạc.
Các đồng chí: Hoàng Thị Hoa, Phạm Tất Thắng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội; Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, các huyện, thị xã, thành phố về dự.
   
Thượng tọa Thích Thanh Vân, Ủy viên Hội đồng Trị sự Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Trưởng ban Trị sự Giáo hội Phật giáo tỉnh cùng đông đảo tăng ni, Phật tử, du khách thập phương tham gia.  
Buổi lễ diễn ra tưng bừng với màn biểu diễn múa rồng, chương trình nghệ thuật đặc sắc do Nhà hát Chèo tỉnh thực hiện.
Đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban tổ chức Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc đọc diễn văn tưởng niệm Anh hùng dân tộc Trần Quốc Tuấn và khai mạc lễ hội. Diễn văn khẳng định công lao to lớn của Trần Quốc Tuấn - người chỉ huy tài tình của quân dân Đại Việt trong 3 lần chiến thắng giặc Nguyên Mông xâm lược ở thế kỷ 13 và vai trò của khu di tích đặc biệt quốc gia Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn đã lựa chọn Vạn Kiếp làm nơi đặt đại bản doanh, xây dựng phủ đệ. Tên tuổi của ông đã gắn liền với những chiến công hiển hách như: Đông Bộ Đầu, Hàm Tử, Tây Kết, Chương Dương, Vạn Kiếp, sông Bạch Đằng… Đó mãi là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Chiến thắng của Hưng Đạo Đại vương và quân dân Đại Việt đã góp phần đánh dấu chấm hết thời kỳ đỉnh cao của đế quốc Nguyên Mông trong lịch sử
Từ sau cuộc đại thắng giặc Nguyên lần thứ 3, ông đã về ở hẳn tại tư dinh Vạn Kiếp cho đến cuối đời. Với công lao to lớn, ông đã được các vua Trần phong làm Đại vương và lập đền thờ khi còn sống tại Vạn Kiếp gọi là Sinh từ. Thượng hoàng Trần Thánh Tông đích thân soạn văn bia ca ngợi công đức của Hưng Đạo Đại vương, gọi là Sinh bi.

Cũng chính tại Vạn Kiếp, ông đã soạn 2 bộ sách để dạy các tướng lĩnh đương thời cầm quân đánh giặc là “Binh thư yếu lược” và “Vạn Kiếp tông bí truyền thư" và bài “Hịch tướng sỹ” nổi tiếng.
Ngày 5.9.1300 (tức ngày 20.8 năm Canh Tý), Trần Quốc Tuấn mất tại phủ đệ Vạn Kiếp, triều đình tiến phong Thái sư Thượng Phụ Thượng Quốc công Nhân vũ Hưng Đạo Đại vương. Nhân dân Đại Việt suy tôn ông là Đức Thánh Trần cửu thiên Vũ Đế và lập đền thờ để tưởng nhớ công lao to lớn của ông với non sông, đất nước ngay trên nền vương phủ gọi là đền Kiếp Bạc.
Từ năm 2006 đến nay, tỉnh ta đã thực hiện thành công đề án nâng cấp Lễ hội Côn Sơn - Kiếp Bạc. Nhiều nghi lễ đã được phục dựng như: lễ rước, lễ tế, lễ ban ấn, hội quân trên sông Lục Đầu…
Kết thúc lễ khai mạc, các vị đại biểu cùng du khách thập phương làm lễ dâng hương tưởng niệm Anh hùng dân tộc Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn.
Cùng ngày, Lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2017 tiếp tục diễn ra nhiều hoạt động hấp dẫn như: hội quân trên sông Lục Đầu, diễn xướng hầu Thánh, múa rối nước...