Thứ Hai, 31 tháng 7, 2017

Trước khi làm công tác công đoàn P2

Anh Bùi Huy Hiệp là Trưởng Phòng Tổ chức hành chính kiêm Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Kefico Việt Nam (khu công nghiệp Đại An, TP Hải Dương). Hai kỳ đại hội công đoàn cơ sở, NLĐ công ty đều tín nhiệm bầu anh giữ chức Chủ tịch Công đoàn. Điều đáng nói là anh còn nhận được niềm tin rất lớn từ chủ doanh nghiệp. Có thể làm tròn cả hai vai như vậy anh Hiệp đã phải nỗ lực rất nhiều và luôn tìm cách để xử lý mối quan hệ giữa chủ doanh nghiệp và NLĐ được hài hòa.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua tu lanh hitachi trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi       
Trước khi làm công tác công đoàn
Với mong muốn tìm hiểu về các chương trình tình nguyện

Để biến mục tiêu thành hiện thực, anh Hiệp đã phải nỗ lực làm tốt công việc chuyên môn. Sau khi có được niềm tin của chủ sử dụng lao động, anh mới tham mưu những chính sách thiết thực đối với NLĐ. Cùng với Ban Chấp hành Công đoàn công ty, anh Hiệp đã thuyết phục chủ doanh nghiệp đưa vào thỏa ước lao động tập thể nhiều điều khoản có lợi cho NLĐ như: lao động nam được nghỉ thêm một ngày khi vợ sinh con, nữ công nhân nuôi con nhỏ được nhận tiền trợ cấp hằng tháng, công nhân không sử dụng ngày nghỉ phép được thanh toán tiền với mức 300% so với lương cơ bản...

Công đoàn Công ty TNHH Kefico Việt Nam cũng thường xuyên tổ chức các cuộc họp lấy ý kiến của các tổ, nhóm sản xuất, ghi lại những ý kiến chính đáng để đề xuất doanh nghiệp giải quyết. Những ý kiến không hợp lý sẽ giải thích để công nhân hiểu. Với cách làm này, mối quan hệ lao động trong doanh nghiệp luôn hài hòa, ổn định. Mặc dù công ty có gần 1.000 NLĐ nhưng tỷ lệ nghỉ việc hằng năm chỉ chiếm khoảng 1%, chủ yếu do nhu cầu cá nhân.

Gần 10 năm qua, anh Trần Văn Lưỡng làm Chủ tịch Công đoàn Công ty CP Luyện kim Tân Nguyên Hải Dương Việt Nam (Kinh Môn) đồng thời kiêm chức trợ lý Tổng giám đốc. Lúc nào anh Lưỡng cũng tâm niệm phải là cầu nối giữa NLĐ và chủ sử dụng lao động bằng những việc làm thiết thực. Anh luôn thuyết phục cho chủ sử dụng lao động thấy rõ lợi ích của việc quan tâm, chăm lo NLĐ. Nhờ sự tham mưu của anh, công ty đã nhất trí thực hiện nhiều chế độ ngoài quy định của pháp luật như thưởng tiền cho công nhân vào tất cả các ngày lễ, Tết trong năm; công nhân có việc hiếu, hỷ, ốm đau, tai nạn đều được hỗ trợ từ 500.000 đồng/người trở lên; hằng năm đều có tiền lương tháng thứ 13 cho tất cả NL

Trước khi làm công tác công đoàn

Nhiều cán bộ công đoàn, dù chuyên trách hay kiêm nhiệm đều tâm huyết với trọng trách bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Cơ duyên: Trước khi làm công tác công đoàn, chị Phạm Thị Hoài, hiện là Phó Chủ tịch phụ trách Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) TP Hải Dương từng làm giáo viên ở xã Hồng Thái (Ninh Giang). Chuyển nghề đã gần 20 năm, chị Hoài đã có nhiều thành công trong việc xây dựng công đoàn cơ sở ở LĐLĐ TP Hải Dương. Chị cho biết: "Lúc đầu thấy công việc của mình có chút vất vả, nhưng sau đó thì vui và thích thú. Công tác công đoàn nếu không tâm huyết thì sẽ không làm được".

Xem thêm: địa chỉ bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi bảo hành tủ lạnh samsung
Với mong muốn tìm hiểu về các chương trình tình nguyện
Những khó khăn trong tiêu úng nội đồng đang là trở ngại lớn

Có một việc không phải riêng chị Hoài cảm thấy vui mà nhiều người lao động (NLĐ) khó khăn cũng cảm thấy ấm lòng. Đó là từ năm 2010 đến nay, cứ vào dịp Tết đến xuân về hoặc Tháng Công nhân (tháng 5), LĐLĐ TP Hải Dương lại đứng ra vận động các tổ chức, doanh nghiệp tặng quà cho NLĐ. Đến nay đã có hàng nghìn lượt NLĐ khó khăn được nhận các phần quà giá trị, ý nghĩa.

Năm 2002, LĐLĐ huyện Tứ Kỳ được tái lập. Khi ấy, chị Nguyễn Thị Tuyết đang là chuyên viên của Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện. Lãnh đạo huyện vận động chị chuyển sang làm cán bộ công đoàn. Gần 20 năm gắn bó với ngành giáo dục, đã từng đứng trên bục giảng, tình thầy trò yêu thương như níu chân chị lại. Nhưng khi tìm hiểu về trách nhiệm của người cán bộ công đoàn, trong đó có phần bảo vệ quyền lợi cho NLĐ, chị đã mủi lòng. Chuyển công tác có biết bao khó khăn. Chị phải học hỏi kinh nghiệm từ những người trong nghề. Rồi phải thu xếp việc công, việc tư, dành thời gian đi học nghiệp vụ. Cứ thế, có kiến thức chị trưởng thành dần lên. Rồi công việc cuốn chị đi. Mỗi lần bảo vệ được quyền lợi cho NLĐ là một lần niềm vui nhân lên.

Đến nay, sau 15 năm làm Chủ tịch LĐLĐ huyện, chị Tuyết có không biết bao nhiêu giấy khen, bằng khen của tổ chức công đoàn. Nhưng với chị, thành quả cao nhất chính là sự ghi nhận từ những việc làm thực tế. Mấy năm nay, nhờ sự tham mưu của chị, hằng năm, huyện Tứ Kỳ đều thành lập đoàn kiểm tra liên ngành đến các doanh nghiệp làm việc. Trước đây, khi công đoàn tự đi kiểm tra, chủ doanh nghiệp sẽ tìm cách thoái thác, không tiếp đón. Thậm chí, khi kiểm tra có sai phạm công đoàn chỉ kiến nghị chứ không có chức năng xử lý. Giờ có các ngành chức năng khác, doanh nghiệp buộc phải chấp hành. Biết được những vi phạm của doanh nghiệp, công đoàn sẽ giúp NLĐ đòi quyền lợi trong thời gian sớm nhất. Với cách làm này, hiện Tứ Kỳ không còn doanh nghiệp nợ đọng bảo hiểm xã hội kéo dài.

Hỗ trợ người lao động: Hiện nay, ở tỉnh ta hầu hết các cán bộ công đoàn cơ sở đều kiêm nhiệm. Làm cán bộ công đoàn kiêm nhiệm trong các doanh nghiệp phải chịu nhiều áp lực. Bởi trên thực tế họ là người của doanh nghiệp, ăn lương do chủ doanh nghiệp trả. Phải làm thế nào vừa giữ được "miếng cơm manh áo" của mình, lại vừa làm tròn vai bảo vệ quyền lợi cho NLĐ luôn là trăn trở lớn đối với họ.

Với mong muốn tìm hiểu về các chương trình tình nguyện

Nhiều năm nay, chương trình "Mùa hè xanh" do các trường đại học, cao đẳng tại Hải Dương tổ chức đã thu hút đông đảo các sinh viên tình nguyện tham gia.
Góp sức trẻ: Với mong muốn tìm hiểu về các chương trình tình nguyện “Mùa hè xanh”do các trường đại học, cao đẳng tại Hải Dương tổ chức, tôi đã liên hệ và tham gia vào đoàn gồm 20 sinh viên tình nguyện (SVTN) của Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương. Năm nay, nhà trường tổ chức chương trình "Mùa hè xanh" tại xã Hiệp Lực (Ninh Giang) từ ngày 11-28.7. Nhiệm vụ của nhóm sinh viên chúng tôi trong thời gian ở đây là xây dựng vườn thuốc nam cho Trạm Y tế xã, dọn dẹp khuôn viên các công trình công ích, khơi thông dòng chảy, xây công trình tình nghĩa. Đồng thời tổ chức các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Thương binh, liệt sĩ như tư vấn sức khỏe và cấp phát thuốc miễn phí, thắp nến tri ân tại nghĩa trang liệt sĩ của xã...

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachisua tu lanh hitachi tai ha noi ,  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Những khó khăn trong tiêu úng nội đồng đang là trở ngại lớn
Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang huyện

Xuất phát đúng thời gian quy định, khi đến xã Hiệp Lực, đoàn SVTN chúng tôi được trường tiểu học xã cho mượn hai phòng học để làm địa điểm sinh hoạt. Đến nơi, ngay lập tức đoàn bắt tay vào làm các công việc đã lên kế hoạch trước đó. Ngày nắng, đoàn chúng tôi xây dựng công trình vườn thuốc nam, công trình nước sạch; ngày mưa, chúng tôi dọn dẹp khuôn viên UBND, nghĩa trang liệt sĩ...

Sau 2 ngày miệt mài xây dựng, chúng tôi đã hoàn thành công trình vườn thuốc nam với 60 cây thuốc được gắn tên biển đầy đủ. Đây sẽ là nguồn dược liệu hỗ trợ điều trị cho người bệnh trong toàn xã. Ngày hôm sau, chúng tôi chuyển sang phần việc khơi thông kênh mương nội đồng. Dưới cái nắng gay gắt, nhiều bạn SVTN vẫn hăng hái lội xuống những đoạn kênh mương ngập gần đến ngực để vớt hết rác, bèo tây, khơi thông dòng chảy. Dù công việc nặng nhọc, song tinh thần của các bạn vẫn hăng hái. Một số bạn đã tham gia các mùa trước và đã quen với công việc này nên vừa được phân công nhiệm vụ đã hăng hái bắt tay vào thực hiện phần việc của mình. Trong khi đó, một số bạn tham gia lần đầu tiên cảm thấy bỡ ngỡ. Bạn Trịnh Thành Vinh, sinh viên năm thứ nhất cho biết: “Đây là lần đầu em tham gia chương trình Mùa hè xanh. Do chưa quen với công việc nên em đã bị cào cứa vào chân chảy máu, dù vậy em thấy rất vui vì mình đã làm được những việc có ích”. Chỉ trong khoảng 1 giờ, 500 m kênh mương nội đồng kín đặc bèo tây và rác tại xã Hiệp Lực đã được khơi thông, giúp bà con thuận tiện trong sản xuất.

Mang đến niềm vui: Anh Vũ Đình Chinh, Bí thư Đoàn Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương cho biết trong những hoạt động tình nguyện của đoàn SVTN thì khám, tư vấn và cấp thuốc miễn phí cho những người thuộc diện chính sách là hoạt động trọng tâm. Những việc làm ý nghĩa này không chỉ giúp các bạn sinh viên ứng dụng được các kiến thức đã học vào thực tiễn mà còn góp phần thể hiện sự tri ân của lớp trẻ đối với những người có công với đất nước.

Sáng 23.7, đoàn SVTN chúng tôi cùng các bác sĩ, cán bộ y tế đến từ Bệnh viện Đa khoa huyện Ninh Giang đã phối hợp khám chữa bệnh và phát 141 túi thuốc miễn phí cho người dân địa phương. Các bạn SVTN đã tận tình chỉ dẫn người dân, giúp các cụ già đến khám, trao thuốc và tư vấn cách sử dụng thuốc hiệu quả. Bà Lê Thị Nỏ, vợ liệt sĩ, hiện đang sống đơn thân cho biết: "Tôi không có điều kiện để khám chữa bệnh ở các bệnh viện lớn. Nhờ có đoàn bác sĩ và SVTN đến, tôi và nhiều người dân nghèo tại đây mới được khám, cấp thuốc miễn phí". Đoàn SVTN cũng đã trao tặng công trình nước sạch trị giá 5 triệu đồng cho gia đình bà Nỏ.

Hôm nay, chương trình "Mùa hè xanh" do Đoàn SVTN Trường Cao đẳng Dược Trung ương - Hải Dương kết thúc, để lại những hình ảnh đẹp trong lòng người dân xã Hiệp Lực. Những phần việc, công trình thanh niên đã mang lại niềm vui cho những người dân ở vùng quê nghèo, góp phần lan tỏa tinh thần tự nguyện tốt đẹp trong xã hội.

Thứ Tư, 19 tháng 7, 2017

Những khó khăn trong tiêu úng nội đồng đang là trở ngại lớn

Những khó khăn trong tiêu úng nội đồng đang là trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp của xã Gia Xuyên (Gia Lộc)...
Gia Xuyên (Gia Lộc) là xã điển hình về thâm canh rau màu tập trung của tỉnh. Từ lâu, nông dân nơi đây đã làm chủ những kỹ thuật thâm canh mang lại hiệu quả cao trong sản xuất. Tuy nhiên, những khó khăn trong tiêu úng nội đồng đang là trở ngại lớn đối với sản xuất nông nghiệp ở địa phương.

Xem thêm:  sua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang huyện
Ban chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

Trồng đào đã hơn 20 năm nhưng chưa năm nào bà Tăng Thị Tựa ở thôn Tranh Đấu có niềm vui trọn vẹn, bởi cứ đến mùa mưa bão là hơn 600 gốc đào của gia đình bà cây còn, cây mất vì ngập úng kéo dài. Bà Tựa cho biết trồng đào mang lại lợi nhuận khá nhưng cũng rất dễ hỏng vì thời tiết. Cây đào không thích nghi được với úng ngập trong khi ruộng nhà bà hễ cứ mưa là ngập. "Dù đã chuẩn bị 5 máy bơm để chủ động tiêu úng nhưng nhiều vụ gia đình tôi vẫn phải bất lực nhìn đào chết. Tình trạng này đã kéo dài nhiều năm mà vẫn chưa có phương án xử lý. Với cải bắp, cần, tỏi, tôi có thể thu hoạch sớm để tránh úng, còn với cây đào thì đành bó tay", bà Tựa bức xúc.

Sản xuất trong mùa mưa bão cũng khiến gia đình chị Đồng Thị Thoan cùng ở thôn Tranh Đấu phải bỏ ra công sức gấp 2-3 lần những vụ khác nhưng hiệu quả kinh tế thu được không cao. "Dưa lê sắp đến kỳ thu hoạch cũng chết héo vì ngâm nước nhiều giờ. Cải bắp vụ đông sớm cũng phải trồng lại nhiều lần. Có những đợt mưa, tôi lăn lộn ngoài đồng cả ngày lẫn đêm để cứu rau màu. Nhìn đồng ruộng xác xơ sau khi nước rút mà xót xa", chị Thoan than thở.

Xã Gia Xuyên có khoảng 300ha đất nông nghiệp, trong đó có 70 ha nuôi thủy sản, 70ha trồng đào, còn lại là lúa và rau màu. Với đặc thù này, việc phòng chống úng phải được đặt lên hàng đầu thì mới có thể bảo đảm an toàn cho sản xuất. Tuy nhiên, hạ tầng thủy lợi tại địa phương không đáp ứng được yêu cầu. Theo ông Nguyễn Văn Khoa, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp xã Gia Xuyên, địa phương không có trạm bơm tiêu mà phải phụ thuộc vào trạm bơm Đò Neo (Tứ Kỳ). Trước mỗi mùa mưa bão, HTX đều nạo vét kênh mương, khơi thông dòng chảy nhưng vì xã nằm ở cuối lưu vực tiêu của trạm bơm nên lệ thuộc vào khả năng tiêu của các xã khác. Hiện nay, thời tiết ngày càng khắc nghiệt, nắng mưa bất thường. Nếu hệ thống thủy lợi tại địa phương không nhanh chóng được hoàn thiện để ứng phó với thiên tai thì hậu quả sẽ rất khó lường.

Trước thực tế này, Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn huyện Gia Lộc đã bố trí trạm bơm tưới Quán Phấn làm nhiệm vụ bơm tiêu cục bộ nước tại khu vực này ra kênh Thạch Khôi - Đoàn Thượng khi xảy ra tình huống khẩn cấp.

Theo ông Trần Duy Chinh, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, nhiều năm liền, vùng rau Gia Xuyên được xác định là trọng điểm phòng chống úng của huyện Gia Lộc. Áp lực tiêu úng ở Gia Xuyên rất lớn bởi hệ thống tưới tiêu của xã không còn phù hợp với sản xuất hiện tại. Trong khi đó, các loại cây trồng chủ lực của xã có khả năng chịu úng ngập kém.

Thứ Hai, 17 tháng 7, 2017

Cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang huyện

Năm 2017, cùng với thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng lực lượng vũ trang huyện vững mạnh toàn diện, Ban Chỉ huy (BCH) Quân sự huyện Nam Sách còn thường xuyên quan tâm đẩy mạnh các hoạt động “ đền ơn đáp nghĩa” tri ân đối với người có công.
Hướng tới kỷ niệm 70 năm ngày thương binh, liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2017), ngay từ đầu tháng 5/2017, Đảng ủy, Chỉ huy BCH Quân sự huyện Nam Sách đã phát động đợt thi đua cao điểm “Uống nước nhớ nguồn, đền ơn đáp nghĩa” tới toàn thể cán bộ, chiến sỹ trong đơn vị.

Xem thêm:  trung tâm bảo hành hitachi hà nội bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung      
Ban chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị
Sau khi nghe UBND thành phố Hải Dương báo cáo và các ý kiến tham gia


Theo Thượng tá Đinh Văn Trịnh - Ủy viên Ban Thường vụ, Chỉ huy trưởng BCH Quân sự huyện: Để đợt thi đua đạt kết quả tốt, Đảng ủy, Chỉ huy BCH Quân sự huyện đã xây dựng kế hoạch tiếp tục đẩy mạnh công tác đền ơn đáp nghĩa với người có công và thân nhân của họ; tuyên truyền sâu rộng và tổ chức triển khai thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về ưu đãi người có công với cách mạng. Phối hợp cùng với cấp ủy, chính quyền và các ban , ngành, đoàn thể địa phương tổ chức các hoạt động thiết thực chăm lo người có công với cách mạng, thương binh, bệnh binh, gia đình liệt sỹ; tu sửa, tôn tạo, làm đẹp nghĩa trang liệt sĩ,… góp phần tăng cường mối đoàn kết gắn bó quân dân, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Ngày thứ 7 tình nghĩa” được toàn thể cán bộ, chiến sỹ BCH Quân sự huyện nhiệt tình thực hiện liên tục trong 2 tuần trên địa bàn thị trấn Nam Sách và xã Đồng Lạc. 07 xuất quà, mỗi xuất trị giá 300 nghìn đồng đã được BCH Quân sự huyện trao cho 07 đối tượng là thương binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, gia đình liệt sỹ, người có công và thân nhân trong cơ quan là con của nạn nhân da cam, chính là thể hiện sự biết ơn đối với những người có công với dân, với nước. Cũng trong “Ngày thứ 7 tình nghĩa”, cán bộ, chiến sỹ BCH Quân sự huyện còn phối hợp với  lực lượng Dân quân tự vệ và Đoàn viên thanh niên thị trấn Nam Sách tổ chức vệ sinh, chỉnh trang nghĩa trang liệt sỹ của thị trấn Nam Sách. Trung tá Trần Xuân Kỳ - Chủ nhiệm Hậu cần kỹ thuật BCH Quân sự huyện xúc động nói: “Việc làm này phần nào thể hiện trách nhiệm, tình cảm với lớp cha anh đi trước”.
Tại buổi lao động dọn dẹp toàn bộ khuôn viên, sân, vườn, đường đi lối lại cho gia đình thương binh hạng ¼ Trần Văn Đua ở thôn Quan Đình, xã Đồng Lạc, nhìn cơ thể không còn còn nguyên vẹn của người đồng chí, đồng đội lớp trước, mỗi cán bộ chiến sỹ BCH Quân sự huyện đều tự nhủ phải làm thật gọn gàng, sạch đẹp nhà cửa sân vườn, nhằm chia sẻ nỗi đau, mất mát trên cơ thể mà đồng đội mình đang gánh chịu .

Quan tâm đến gia đình chính sách và trực tiếp đối tượng chính sách bằng cả vật chất lẫn tinh thần còn chưa đủ. Sâu sát hơn, thiết thực hơn, biết nguyện vọng của cụ Tân Thị Dẻo 101 tuổi là mẹ liệt sỹ ở thôn Đào Xá (xã An Bình) muốn có đàn gà nuôi, trước là cho vui cửa vui nhà, sau là góp phần cải thiện đời sống. BCH Quân sự huyện đã trao tặng cụ 20 con gà choai, 3 con gà mái, 1 con gà trống, kèm theo đó là một chiếc chuồng gà bằng kẽm tổng trị giá gần 4 triệu đồng. Trong buổi nhận đàn gà, cụ Dẻo vui lắm, bởi như thấy dáng dấp của con mình qua hình ảnh các anh bộ đội của BCH Quân sự huyện, như con trai đang trở về chăm lo cho mẹ từ những ước muốn bình dị nhất.

Ban chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị

Ngày 17/7, Ban chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho 100 đại biểu Hội đồng nhân dân xã, thị trấn nhiệm kỳ 2016 – 2021.
Đây là lớp thứ 2 về bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho đại biểu HĐND xã, thị trấn do Ban chỉ huy (BCH) Quân sự huyện phối hợp với Trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện tổ chức trong tháng 7 này. Đồng chí Hồ Ngọc Lâm - Ủy viên Ban Thường vụ, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Hội đồng giáo dục quốc phòng- an ninh huyện đã tới dự.

Xem thêm:bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sửa tủ lạnh hitachi,  trung tâm bảo hành tủ lạnh samsung       
Sau khi nghe UBND thành phố Hải Dương báo cáo và các ý kiến tham gia
Cụ Phong và cụ Nhì năm nay đã gần chín mươi tuổi

Theo kế hoạch, trong thời gian 4 ngày (từ 17– 20/7), các học viên sẽ được nghiên cứu 07 chuyên đề liên quan đến tình hình quốc phòng – an ninh của nước ta hiện nay; đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước trong  nhiệm vụ quốc phòng an ninh, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống chiến lược “diễn biến hòa bình - bạo loạn lật đổ’’ của các thế lực thù địch. Qua đó, các đại biểu HĐND xã, thị trấn sẽ vận dụng trong tổ chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, tuyên truyền vận động nhân dân nâng cao nhận thức về công tác quốc phòng an ninh, góp phần đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ quốc phòng an ninh trong tình hình mới.

Như vậy, đến nay 100% đại biểu HĐND xã, thị trấn thuộc đối tượng 4 trên địa bàn huyện đã được bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh năm 2017.
Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ (27/7), Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát tổ chức nhiều hoạt động tri ân đối với người có công với nước.

Ngày 15/7, Đại diện Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát tổ chức đên thăm và trao tiền phụng dưỡng tháng 7/2017 cho 5 Mẹ Việt Nam anh hùng, mỗi Mẹ 2 triệu đồng; thăm và tặng quà 08 Mẹ Việt Nam anh hùng tại các xã An Bình, Cộng Hòa, Nam Trung, Nam Hồng, Nam Hưng, An Lâm, Hồng Phong, mỗi xuất quà trị giá 5 triệu đồng.
Theo kế hoạch, ngày 25/7 tới đây, Công ty Cổ phần Nhựa và Môi trường xanh An Phát sẽ tổ chức gặp mặt kỷ niệm 70 năm ngày Thương binh liệt sỹ 27/7 và tặng quà cho một số đối tượng chính sách và người có công trên địa bàn huyện Nam Sách.
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nói chung và dịch bệnh sốt xuất huyết nói riêng trên địa bàn tỉnh, ngày 16/7 vừa qua, Trung tâm Y tế huyện đã có công văn chỉ đạo tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết.

Theo đó, Trung tâm Y tế huyện chỉ đạo Trạm Y tế các xã, thị trấn trong huyện đẩy mạnh tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, vận động người dân triển khai quyết liệt chiến dịch diệt loăng quăng (bọ gậy) trên địa bàn. Tuyên truyền nhân dân mắc màn khi ngủ tránh muỗi đốt, phun hoá chất diệt muỗi, hướng dẫn người dân khi có dấu hiệu sốt của bệnh cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và tư vấn không tự ý điều trị tại nhà. Tăng cường kiểm tra, giám sát phát hiện sớm không để lan rộng, bùng phát thành dịch. Các trạm y tế xã, thị trấn phối hợp chặt chẽ với y tế trường học, nắm bắt kịp thời tình hình dịch bệnh của học sinh tại các nhà trường; chuẩn bị đầy đủ cơ số thuốc, hoá chất, vật tư, trang thiết bị phòng, chống dịch, sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ khi có dịch xảy ra.

Sau khi nghe UBND thành phố Hải Dương báo cáo và các ý kiến tham gia

Ngày 30/6/2017, tại phòng họp trụ sở UBND tỉnh, đồng chí Lương Văn Cầu, Phó Chủ tịch UBND tỉnh đã chủ trì cuộc họp rà soát việc triển khai thí điểm chuyển Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hải Dương sang loại hình công lập tự bảo đảm chi thường xuyên.

Sau khi nghe UBND thành phố Hải Dương báo cáo và các ý kiến tham gia của các đại biểu dự họp, đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh - Chủ trì cuộc họp yêu cầu UBND thành phố Hải Dương, các sở ngành có liên quan và Trường THCS Lê Quý Đôn cần tích cực, khẩn trương triển khai thực hiện ngay một số nội dung:

Xem thêm: trạm bảo hành tủ lạnh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh samsung      
Cụ Phong và cụ Nhì năm nay đã gần chín mươi tuổi
Một câu chuyện cảm động sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch

Cụ thể, Trường THCS Lê Quý Đôn tiến hành công khai các tiêu chí đã đạt được qua các kỳ kiểm định của trường trọng điểm chất lượng cao Lê Quý Đôn. Chủ động trong việc xây dựng chương trình giáo dục trọng điểm chất lượng cao đối với các khối lớp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục; đồng thời đề xuất mức thu học phí theo phương án thực hiện ngay trong năm học 2017-2018 đối với khối lớp 6 và lộ trình thực hiện từng bước đối với các khối lớp 7,8,9 đảm bảo nhiệm vụ chi thường xuyên theo Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ.

UBND thành phố Hải Dương chỉ đạo thực hiện việc triển khai thí điểm chuyển Trường THCS Lê Quý Đôn, thành phố Hải Dương sang loại hình công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ngay từ năm học 2017-2018. Thành lập Đoàn kiểm tra, khảo sát, đánh giá tổng thể về cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên và chất lượng giáo dục của Trường THCS Lê Quý Đôn. Trên cơ sở đó, xây dựng chương trình, kế hoạch, lộ trình phát triển nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng, phù hợp với mức thu học phí của các khối lớp từng thời kỳ để đảm bảo loại hình trường công lập tự đảm bảo chi thường xuyên; thời gian chậm nhất là 30/7/2017.  Cân đối nguồn lực, quan tâm, tạo điều kiện đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại đảm bảo thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ giáo dục của nhà trường.

 Sở Giáo dục và Đào tạo chỉ đạo xây dựng và phê duyệt chương trình giáo dục trọng điểm chất lượng cao đối với các khối lớp đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và nhiệm vụ tự đảm bảo chi thường xuyên của Trường THCS Lê Quý Đôn. Tham mưu, đề xuất hệ tiêu chí về trường trọng điểm chất lượng cao của tỉnh, hoàn thành trước năm học mới 2017-2018.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với UBND thành phố Hải Dương và các đơn vị có liên quan, tham mưu, đề xuất phương án thu học phí của các khối lớp để thực hiện nhiệm vụ tự đảm bảo chi thường xuyên của Trường THCS Lê Quý Đôn theo Đề án 03-ĐA/TU ngày 28/4/2017 của Ban thường vụ Tỉnh ủy; thời gian chậm nhất là ngày 30/7/2017.

Cụ Phong và cụ Nhì năm nay đã gần chín mươi tuổi

Cụ Phong và cụ Nhì năm nay đã gần chín mươi tuổi. Hai cụ cả thảy có 7 người con, 4 trai, 3 gái. Các con của hai cụ đều sinh sống trong làng.
Trước đây khi cụ Phong và cụ Nhì còn khỏe, các con chỉ việc làm ăn vun vén kinh tế riêng nên chưa xảy ra mâu thuẫn. Đến khi cụ Phong ốm thập tử nhất sinh, mâu thuẫn giữa 7 người con của cụ cũng lớn dần từ việc chăm sóc bố.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi việt namsua chua tu lanh hitachi , trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi        
Một câu chuyện cảm động sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch
Một câu chuyện cảm động, sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch

Cụ Phong nằm liệt giường hơn 6 tháng, ông Đong là phận trưởng nên đón bố ra ở cùng. Cụ Nhì lúc đó vẫn ở một mình trong căn nhà cũ. Việc trông nom hai cụ được chia đều cho cả 7 người con.
Nhiều hôm bận việc, bà Thư, bà Nhự - hai con gái cụ thường nhờ vợ chồng ông Đong trông bố giúp. Đến bữa, các bà mới đem cơm qua cho bố ăn. Những ngày đó, Thịnh, con trai ông Đong phải phụ giúp bố mẹ chăm sóc ông nội. Một ngày, hai ngày còn vui vẻ nhưng lâu dần thành ra khó chịu.

Mỗi lúc cụ Phong gọi con cháu xoa bóp giúp để chân tay đỡ nhức mỏi hay đi vệ sinh, Thịnh lại cằn nhằn. Ông Đong vì thế cũng thêm bực bội. Mỗi lần thấy bà Thư, bà Nhự, ông thường trút hết tức giận lên các em mình:

- Chúng bay chăm sóc bố kiểu đấy, tao không cần! - nói rồi ông xua đuổi các em.
Một lần bà Nhự cho cụ Phong uống thuốc chẳng may khiến cụ ho, sặc. Ông Đong thấy vậy mắng em gái té tát. Người anh trai thứ từ ngoài sân chạy vào, chưa biết đầu đuôi đã thẳng tay tát bà Nhự. Bà Nhự ôm mặt khóc bỏ về.

Chẳng tranh giành tài sản nhưng lời ra tiếng vào, các con cụ Phong hình thành 2 phe đối lập: một bên là 4 người con trai, bên còn lại là 3 cô con gái. Các con trai cụ Phong đều gia trưởng, mở miệng là cậy làm anh, coi thường em gái và em rể.

Tỏ ra không cần, muốn các em rể phải lụy mình nhưng 4 người con trai cụ Phong vẫn nhận đủ các khoản đóng góp của các em. Bị chèn ép quá đáng, 3 chị em bà Nhự cũng không chịu im lặng. Từ lâu, họ không còn cam chịu mà sẵn sàng đấu khẩu với các anh.

Tuy nằm một chỗ nhưng cụ Phong biết hết mọi chuyện. Đau đớn vì bệnh tật nhưng chuyện các con bất hòa mà bắt nguồn từ chính việc chăm mình nên cụ càng buồn hơn. Cụ khuyên giải các con nhiều lần nhưng không thành. Không lâu sau, cụ Phong qua đời.
Ngày cụ Phong nằm xuống, ông Đong và các em trai không cho các em gái, em rể tới chịu tang bố. Nhờ có họ hàng nội tộc lên tiếng, chính quyền địa phương vào cuộc, họ mới được vào chịu tang. Cho rằng mình có quyền quyết định, lễ viếng của các gia đình thông gia với các em cũng đều bị 4 anh em ông Đong chối bỏ. Câu chuyện về đám tang cụ Phong nhanh chóng trở thành tâm điểm bàn tán khắp xóm làng
Quá tức giận với cách hành xử của các bác, sau khi cụ Phong được mồ yên mả đẹp, con trai bà Nhự vác dao đến nhà bác trưởng dọa chém. Ba người em gái, em rể ông Đong thì không còn sự tôn trọng với các anh trai mình. Có khi gặp ngoài đường, họ không thèm nhìn mặt nhau.

Mâu thuẫn giữa họ càng không thể hóa giải khi cụ Nhì tuyên bố nếu các con không hòa giải được, cụ không cần ai chăm nom, chết không cần ai chôn cất. Bốn người con trai cụ cho rằng mẹ về hùa với các em gái nên tuyệt nhiên không ai ngó ngàng, chăm sóc cụ.

Từ đó đến nay đã 1 năm, cụ Nhì vẫn lủi thủi sống một mình trong căn nhà cũ nát. Hằng ngày, chỉ có 3 người con gái thay phiên nhau mang cơm, chăm sóc mẹ già. Ông Đong còn tuyên bố khi nào tới lượt cụ Nhì nằm xuống, ông sẽ đem cụ về làm ma. Lần này, các em gái, em rể của ông sẽ không còn được tới dự đám tang mẹ.

Một ngày mưa to gió lớn, cụ Nhì nằm trong nhà mưa dột ướt hết chăn. Mắt mờ, cụ lần ra cửa toan vắt chiếc chăn lên dây phơi trước hiên. Mưa hắt khiến cụ trượt chân ngã. Cụ nằm im bất động nghĩ đến đàn con. Không có ai ở bên cụ vào lúc này. Cụ nghĩ đến một ngày chẳng còn xa mình sẽ theo cụ Phong sang thế giới bên kia, liệu các con cụ có nhìn mặt nhau? Mưa vẫn hắt từ ngoài vào hiên, hòa lẫn nước mắt của người mẹ già 85 tuổi... Buổi trưa, bà Nhự mang cơm sang cho mẹ mới hay cụ Nhì bị ngã. Lúc này bà không còn nghĩ gì đến giận, vội vàng gọi điện cho các anh chị tới đưa mẹ đi viện. Nằm trên giường bệnh, cụ gọi cả 7 người con vào. Cụ giơ hai bàn tay gầy guộc ra hiệu cho các con: Nếu đoàn kết như các ngón tay chụm lại, các ngón tay sẽ có lực, không dễ gãy. Còn anh em xa nhau như từng ngón tay rời rạc, từng ngón tay sẽ bị bẻ gãy dễ dàng. Các con cụ cúi mặt đứng phía cuối giường...

Thứ Năm, 6 tháng 7, 2017

Một câu chuyện cảm động sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch

Đưa hài cốt liệt sĩ về đất mẹ: Sau đó, ông Cảnh Giang gửi bài thơ này và được đăng trên báo Quảng Bình, tạp chí Nhật Lệ. Nhiều nhà báo đã về viết bài phản ánh câu chuyện khó tin này. Ông Cảnh Giang chỉ biết cô Chốc là TNXP đơn vị N283-P31, nhưng không biết rõ quê ở xã nào. Mặt khác, khi đó tỉnh Hải Hưng đã tách thành tỉnh Hải Dương và Hưng Yên.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachi hà nội, sua tu lanh hitachi,sửa tủ lạnh samsung
Một câu chuyện cảm động, sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch
Tuy mới được chạy thử song bước đầu phần mềm quản lý thông tin

Tình cờ một lần, nhà thơ đọc được cuốn sách "Huyền thoại TNXP Việt Nam" xuất bản năm 2009 nhân kỷ niệm 59 năm Ngày truyền thống TNXP Việt Nam. Đọc phụ lục danh sách các liệt sĩ TNXP, ông vui mừng khôn xiết khi thấy địa chỉ của liệt sĩ Đặng Thị Chốc ở xã Cổ Dũng (Kim Thành). "Sau đó, tôi liền viết một bức thư gửi cho Đảng ủy xã Cổ Dũng, trong thư có bài thơ "Kết nghĩa với người dưới mộ". Nghĩ rằng nhà cô Chốc không còn ai nên tôi gửi bức thư này chỉ để Đảng ủy xã Cổ Dũng biết ở Thanh Trạch có mộ liệt sĩ Đặng Thị Chốc. Không ngờ, cô Chốc vẫn còn có anh, chị nên xã Cổ Dũng đã chuyển bức thư đó cho ông Đặng Văn Uyển, là anh trai liệt sĩ. Sau đó, tôi và gia đình cô Chốc đã liên hệ được với nhau", nhà thơ Cảnh Giang kể.

Theo ông Đặng Văn Uyển, cô Đặng Thị Chốc sinh năm 1948, khi còn trẻ đã từng làm Phó Bí thư Đoàn Thanh niên xã. Cô Chốc đã 2 lần đi TNXP, lần 1 vào năm 1966 và lần 2 vào năm 1972. Bố mẹ ông Uyển sinh được 4 người con, trong đó có 3 gái, 1 trai, cô Chốc là em út. Sau khi nghe tin cô Chốc hy sinh, gia đình có hỏi một số đồng đội của cô. Một số đồng đội cho rằng có thể thi hài cô Chốc và nhiều người khác đều không còn nguyên vẹn nên gia đình chỉ thờ cúng tại quê, không vào xã Thanh Trạch tìm nữa.

Sau khi nhận được lá thư của nhà thơ Cảnh Giang, chỉ 1 tuần sau, ngày 30.10.2009, gia đình ông Uyển cùng thân nhân liệt sĩ Chốc vào Thanh Trạch để chuyển mộ liệt sĩ về nghĩa trang quê nhà. Ngày đưa hài cốt liệt sĩ Đặng Thị Chốc về quê hương, nhà thơ Cảnh Giang và bà Lê Thị Xuân cũng đi cùng. Trên đường từ Quảng Bình về Hải Dương, nhà thơ Cảnh Giang lòng trào dâng cảm xúc đã sáng tác bài thơ "Đưa em về quê". Hai bài thơ về liệt sĩ Đặng Thị Chốc được nhà thơ Cảnh Giang đọc trong lễ đón hài cốt liệt sĩ về quê hương.

Từ đó, giữa nhà thơ Cảnh Giang, gia đình bà Xuân và các anh, chị của liệt sĩ Đặng Thị Chốc cùng nhận làm anh em kết nghĩa. Mọi người thường xuyên liên hệ, thăm hỏi nhau, giữ gìn tình cảm gắn bó thân thiết.

Tình cảm sâu nặng giữa gia đình bà Xuân, nhà thơ Cảnh Giang với liệt sĩ Đặng Thị Chốc và thân nhân là biểu hiện rõ rệt nhất sự gắn bó ân tình giữa cán bộ, người dân đất Thanh Trạch với những liệt sĩ và cựu TNXP đơn vị N283-P31. Mỗi khi có dịp, một số cựu TNXP đơn vị N283-P31 lại trở lại thăm nhà những người dân đã từng giúp họ nơi ăn, chốn ở ngày trước. Năm 2010, nghe tin xã Thanh Trạch bị thiệt hại nặng nề do bão lũ, các cựu TNXP đơn vị N283-P31 đã quyên góp được 4 triệu đồng để ủng hộ. Năm 2012, khi các cựu TNXP tổ chức kỷ niệm 40 năm ngày nhập ngũ, đại diện lãnh đạo xã Thanh Trạch và thôn Quyết Thắng cũng ra Hải Dương dự gặp mặt.

Một câu chuyện cảm động, sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch

Một câu chuyện cảm động, sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch với liệt sĩ thanh niên xung phong đơn vị N283-P31.
Thấy ngôi mộ liệt sĩ thanh niên xung phong (TNXP) Đặng Thị Chốc không có người thân ở quê đến thắp hương, tưởng rằng gia đình liệt sĩ không còn ai, nhà thơ Cảnh Giang ở xã Thanh Trạch đã tự dâng hương xin kết nghĩa anh em với liệt sĩ. Một câu chuyện cảm động, sâu nặng nghĩa tình giữa người dân xã Thanh Trạch với liệt sĩ TNXP đơn vị N283-P31.

Xem thêm: hang bao hanh tu lanh hitachi,sua chua tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh samsung
Tuy mới được chạy thử song bước đầu phần mềm quản lý thông tin
Trong 5 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Sâu nặng nghĩa tình: Trong chuyến đi về xã Thanh Trạch, tôi may mắn gặp nhà thơ Cảnh Giang và bà Lê Thị Xuân, những nhân chứng trong vụ thảm sát ngày 13.1.1973. Trong số các TNXP hy sinh ngày ấy có liệt sĩ Đặng Thị Chốc, quê ở thôn Bắc, xã Cổ Dũng (Kim Thành).
Bà Lê Thị Xuân ở thôn Quyết Thắng (xã Thanh Trạch) kể, cô Chốc ở nhà bà khi làm nhiệm vụ tại cảng Gianh. Không rõ vì sao khi ở nhà bà Xuân, cô Chốc nói rằng ở quê chỉ còn có mẹ già. Trước khi đi cùng đơn vị N283-P31 vào Quảng Bình, cô Chốc có dặn mẹ rằng cứ lấy ngày cô đi là ngày giỗ của mình. Có lẽ cô Chốc nghĩ vào chiến trường ác liệt như vậy thì không có khả năng sống sót trở về quê hương.
"Ngày 13.1.1973, sau khi đi làm về, cô Chốc từ nhà tôi đi sang khu vực nhà ăn thì hy sinh. Gia đình thấy cô không về nên tá hỏa đi tìm. Cô bị 2 vết thương ở chân và đầu. Gia đình tôi đưa cô Chốc đi chôn cất, có làm dấu mốc để dễ tìm sau này. Hằng năm, nhà tôi vẫn thắp hương, cúng giỗ cho liệt sĩ Chốc", bà Xuân cho biết. Khi di chuyển nghĩa trang, phần mộ của liệt sĩ Chốc cũng được chuyển tới nghĩa trang liệt sĩ Nam Gianh. Trường hợp mộ liệt sĩ có danh tính, có hài cốt như của liệt sĩ Đặng Thị Chốc rất hiếm bởi phần lớn thi thể của những người hy sinh bị bom xé nát, không thể nhận dạng được của ai nữa.
Nhà thơ Cảnh Giang tên thật là Nguyễn Tiến Chung, sinh năm 1949. Nhà thơ cho biết trước đây . Trong quá trình thu thập tư liệu, ông Cảnh Giang gặp ông Nguyễn Thanh Chương (chồng của bà Lê Thị Xuân) và được ông cho biết liệt sĩ Chốc từng ở trong gia đình mình. Nhà thơ nhớ lại: "Sau khi nghe ông Chương kể chuyện, tôi ra nghĩa trang thấy 7 hàng mộ liệt sĩ vô danh, riêng mộ liệt sĩ Đặng Thị Chốc có tên, ghi quê quán ở tỉnh Hải Hưng. Tối hôm đó tôi về thức đến 4 giờ sáng thì làm xong bài thơ "Kết nghĩa với người dưới mộ". Sáng hôm sau, tôi đi chợ mua vàng mã, ra nghĩa trang thắp hương cho chị tôi là liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Hoa và thắp hương, xin nhận liệt sĩ Đặng Thị Chốc làm em vì qua lời ông Chương cho biết trước đây cô Chốc bảo nhà chỉ còn mẹ già. Hơn 30 năm không có người thân ở Hải Dương vào nhận mộ liệt sĩ nên tôi nghĩ rằng người thân thích của liệt sĩ không còn". Trước mộ liệt sĩ Chốc, ông nức nở đọc bài thơ "Kết nghĩa với người dưới mộ" với những câu thơ thấm đẫm tình người cao đẹp.

Tuy mới được chạy thử song bước đầu phần mềm quản lý thông tin

Tuy mới được chạy thử song bước đầu phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã hỗ trợ tích cực cho cả cán bộ y tế lẫn người dân...
Từ ngày 1.6.2017, cùng với các địa phương trong cả nước, Hải Dương bước đầu sử dụng phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Tuy việc quản lý thông tin tiêm chủng bằng sổ sách vẫn được thực hiện song song, nhưng qua đánh giá, bước đầu phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia đã mang lại lợi ích, góp phần nâng cao hiệu quả công tác tiêm chủng.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sửa chữa tủ lanh hitachitrung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi        
Trong 5 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
Chi cục Thuế huyện vừa tổ chức tập huấn chính sách thuế mới

Từ tháng 4.2017, ngành y tế đã tổ chức tập huấn việc sử dụng phần mềm này cho cán bộ y tế cấp huyện và cơ sở. Hiện các trạm y tế đang chạy thử phần mềm và bước đầu rà soát, lập danh sách trẻ trong độ tuổi tiêm chủng từ năm 2015 đến nay. Phần mềm giúp cho cán bộ y tế tại các cơ sở thực hiện và quản lý tiêm chủng có thể biết được tình trạng của bất kỳ cá nhân nào cho dù đối tượng đã tiêm ở cơ sở tiêm chủng công hay tư, tiêm chủng mở rộng hoặc tiêm chủng dịch vụ. Hỗ trợ cán bộ y tế tuyến xã lập kế hoạch buổi tiêm chủng, phân bổ số đối tượng phù hợp cho từng buổi tiêm, theo dõi các phản ứng sau tiêm tới từng đối tượng, theo từng lô vaccine. Ngoài ra, phần mềm còn gửi tin nhắn nhắc lịch tiêm chủng hoặc giúp cán bộ y tế in giấy mời tiêm giảm gánh nặng cho cán bộ cơ sở khi tổ chức buổi tiêm chủng. Áp dụng phần mềm này, các đơn vị quản lý và cơ sở thực hiện tiêm chủng sẽ quản lý được các giao dịch xuất nhập, tồn vaccine theo từng lô một cách chính xác và kịp thời. Ngoài ra, phần mềm tiêm chủng quốc gia còn giúp cho việc quản lý, thống kê, báo cáo và chỉ đạo điều hành công tác tiêm chủng được tiện lợi, khoa học và chính xác hơn. Qua đó, cán bộ y tế ở tất cả các tuyến có thể nắm được tình hình tiêm chủng trên phạm vi cả nước cũng như từng tỉnh, huyện, xã, phường để kịp thời phát hiện những trường hợp chưa được tiêm chủng đầy đủ, các địa bàn dân cư có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhằm triển khai các hoạt động hỗ trợ, vận động người dân tham gia. Điều này góp phần hạn chế tình trạng bỏ sót đối tượng, bỏ sót mũi tiêm, tạo hiệu quả cao nhất cho công tác tiêm chủng. Thông qua phần mềm, người dân có thể tra cứu thông tin tiêm chủng của người thân trong gia đình, đăng ký lịch tiêm chủng một loại vaccine nào đó tại bất kỳ cơ sở thực hiện tiêm chủng nào.

Dù đến năm 2018, tính năng nhắc, báo lịch tiêm cho phụ huynh của trẻ dự kiến mới đi vào hoạt động nhưng một số trạm y tế các xã ở huyện Thanh Hà như Thanh Sơn, Thanh Hồng, Việt Hồng đã chủ động xin số điện thoại của phụ huynh có con trong độ tuổi tiêm chủng. Tới ngày tiêm chủng hằng tháng, các cán bộ của trạm sẽ nhắn tin nhắc các bậc phụ huynh đưa con đi tiêm đúng lịch. Việc này giúp nhân viên y tế thôn không còn phải đi phát giấy mời tiêm chủng tới tận nhà như trước đây.

Trong thời gian tới, việc quản lý các đối tượng tiêm chủng của Trạm Y tế xã Đại Đức (Kim Thành) sẽ dễ dàng hơn nhiều nhờ phần mềm quản lý thông tin tiêm chủng quốc gia. Với dân số đông hơn 10.000 người, đối tượng thuộc diện tiêm chủng của cả xã Đại Đức cũng nhiều hơn các xã khác, với hơn 400 người. Trước đây, việc quản lý thông tin tiêm chủng của từng đối tượng được thực hiện theo phương pháp thủ công, nhập dữ liệu vào sổ sách. Mỗi khi đến lịch tiêm chủng, các cán bộ của Trạm Y tế xã khá vất vả khi phải tra cứu lại sổ sách xem trẻ đã tiêm và chưa tiêm mũi vaccine nào, rồi ghi giấy mời. Muốn tìm kiếm thông tin tiêm chủng của một trẻ cũng phải mất từ 10-15 phút. Giờ đây, sau khi Trạm Y tế xã hoàn thành việc cập nhật thông tin của trẻ sinh từ năm 2015, bà mẹ mang thai cùng với thông tin về từng mũi tiêm thì chỉ cần một cú nhấp chuột mọi thông tin liên quan sẽ hiển thị. Bác sĩ Đinh Công Lượng, Trạm trưởng Trạm Y tế xã Đại Đức cho biết: “Khi phần mềm này được đồng bộ dữ liệu trên toàn quốc, chúng tôi sẽ không còn phải báo cáo bằng văn bản như hiện nay, bởi từ trên tỉnh, huyện cũng có thể biết tỷ lệ tiêm chủng, diễn biến tại các xã ra sao”.

Trong 5 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo

Trong 5 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta đã lựa chọn thực hiện 3 dự án phù hợp với đặc điểm địa bàn...
Là 1 trong 3 dự án giảm nghèo được Hải Dương thực hiện trong giai đoạn 2016-2020, truyền thông và giảm nghèo về thông tin hướng tới việc khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo của chính người trong cuộc.

Xem thêm: trung tâm bảo hành hitachisua tu lanh hitachi tai ha noibảo hành tủ lạnh hitachi hà nội
Chi cục Thuế huyện vừa tổ chức tập huấn chính sách thuế mới
Chính phủ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6/2017 trực tuyến

Trong số các thiếu hụt nhu cầu xã hội cơ bản của hộ nghèo, tỉnh ta hiện vẫn còn nhiều hộ chưa được tiếp cận đầy đủ với các phương tiện truyền thông. Cụ thể là 15.759 hộ không có thành viên sử dụng dịch vụ viễn thông, 5.885 hộ thiếu phương tiện phục vụ tiếp cận thông tin.
Trong thời đại bùng nổ thông tin, khoa học kỹ thuật phát triển không ngừng, việc thiếu phương tiện tiếp cận thông tin khiến người nghèo vốn đã khó khăn lại ngày càng tụt hậu. Nghèo thông tin có thể dẫn tới tình trạng lạc hậu trong sản xuất, làm ăn; không cập nhật được các chế độ, chính sách hỗ trợ của Nhà nước để vận dụng vươn lên thoát nghèo.
Trong 5 dự án của Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo giai đoạn 2016-2020, tỉnh ta đã lựa chọn thực hiện 3 dự án phù hợp với đặc điểm địa bàn, trong đó có Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin. Đây là điều kiện thuận lợi để các hộ nghèo trong tỉnh được nâng cao khả năng tiếp cận các nguồn thông tin, là một cơ sở quan trọng giúp việc giảm nghèo được thực hiện một cách bền vững.

Mục tiêu của Dự án truyền thông và giảm nghèo về thông tin là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về công tác giảm nghèo nhằm khơi dậy tinh thần tự lực vươn lên thoát nghèo và huy động nguồn lực để thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.
Dự án cũng sẽ xây dựng, củng cố hệ thống thông tin cơ sở; tăng cường nội dung thông tin tuyên truyền phục vụ nhiệm vụ chính trị của Nhà nước và đáp ứng nhu cầu thông tin thiết yếu của xã hội, nâng cao khả năng tiếp cận thông tin của người dân.
Dự án hỗ trợ cho việc xây dựng, tổ chức thực hiện các chương trình thông tin và truyền thông về công tác giảm nghèo, tổ chức các hoạt động truyền thông giảm nghèo theo hình thức sân khấu hóa.
Dự án cũng quan tâm tới việc xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo và đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác thông tin, truyền thông tại cơ sở.
Ngoài ra, còn có các hình thức hỗ trợ người dân tiếp cận với thông tin như trang bị phương tiện tác nghiệp phục vụ thông tin cổ động tại huyện, xã; hỗ trợ lắp đặt đầu thu truyền hình số mặt đất cho toàn bộ hộ nghèo, hộ cận nghèo theo Quyết định 1148/QĐ-UBND ngày 4.5.2016.

Để hỗ trợ các hộ nghèo, cận nghèo tiếp tục xem truyền hình khi Hải Dương ngừng phát sóng truyền hình tương tự mặt đất, trong đợt 1 tỉnh đã hoàn thành việc hỗ trợ và lắp đặt đầu thu truyền hình kỹ thuật số cho 44.747 hộ nghèo, cận nghèo (theo chuẩn cũ năm 2014).
Trong 6 tháng đầu năm nay, tỉnh tiếp tục lắp đặt đầu thu miễn phí cho 24.500 hộ nghèo và cận nghèo phát sinh theo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều, với tổng kinh phí thực hiện 14,7 tỷ đồng. Sở Thông tin và Truyền thông đã tổ chức tập huấn nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác thông tin, truyền thông của các cơ quan báo chí trong tỉnh về giảm nghèo bền vững.
Trong đó đặc biệt coi trọng công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các cấp ủy, chính quyền, các hội, đoàn thể và người dân, đặc biệt là các hộ nghèo, hộ cận nghèo hiểu rõ về phương pháp đo lường nghèo đa chiều; chuẩn nghèo, cận nghèo; cách xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo và các chính sách hỗ trợ về thông tin đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo hiện tại.
Trước mắt dự án sẽ giúp các hộ nghèo, cận nghèo tiếp cận một cách tốt nhất các nguồn thông tin, 1 trong 5 dịch vụ xã hội cơ bản. Về lâu dài, sự hỗ trợ này sẽ giúp họ nâng cao nhận thức, hiểu biết, biết cách phát huy nội lực để vươn lên thoát nghèo một cách bền vững.

Thứ Tư, 5 tháng 7, 2017

Chi cục Thuế huyện vừa tổ chức tập huấn chính sách thuế mới

Chi cục Thuế huyện vừa tổ chức tập huấn chính sách thuế mới, sửa đổi và đối thoại với người nộp thuế năm 2017. Tại đây, gần 70 giám đốc, kế toán trưởng các doanh nghiệp trên địa bàn huyện đã được cán bộ Cục Thuế tỉnh phổ biến một số chính sách thuế mới, sửa đổi, bổ sung và các nội dung mới cập nhật về thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân, các khoản thu từ đất có hiệu lực từ ngày 01/01/2017; được giới thiệu hình thức sử dụng hóa đơn điện tử phù hợp. Cũng tại đây, các đại biểu cũng được hướng dẫn và giải đáp những vướng mắc trong quá trình thực hiện các chế độ kế toán tại doanh nghiệp cũng như trong quá trình thực hiện trách nhiệm, nghĩa vụ nộp thuế liên quan tới các thủ tục hành chính thuế, công tác kê khai thuế, tính thuế, nộp thuế, các đối tượng được miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế....

Xem thêm: trung tam bao hanh tu lanh hitachi , sua tu lanh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi
Chính phủ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6/2017 trực tuyến
Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế huyện Kim Thành tổ chức lễ ra quân

Thông qua buổi tập huấn, giúp các chủ doanh nghiệp và đội ngũ kế toán tại các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn nắm bắt kịp thời những nội dung mới về kế toán tại doanh nghiệp cũng như chính sách về thuế mới.
Tòa án Nhân dân TP Hải Dương tuyên phạt Nguyễn Xuân Phương (sinh năm 1994, ở khu 5, phường Việt Hòa) 36 tháng tù giam vì gây tai nạn giao thông rồi bỏ trốn.
Sáng 5.7, Tòa án Nhân dân TP Hải Dương xét xử sơ thẩm vụ án hình sự, tuyên phạt Nguyễn Xuân Phương (sinh năm 1994, ở số 4, ngõ 135 Đồng Niên, khu 5, phường Việt Hòa) 36 tháng tù giam vì tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ.

Khoảng 11 giờ 30 ngày 11.7.2016, Phương đi xe máy 34N9-8002 chở anh Lê Ngọc Hoàng trên đường gom An Định, phường Cẩm Thượng (TP Hải Dương) với tốc độ khoảng 45km/giờ. Khi đi đến ngã ba đường An Định - Tự Đông, do không giữ khoảng cách an toàn, thiếu chú ý quan sát, xe của Phương đã va chạm với xe máy 34M2-6377 do ông Nguyễn Minh Tuấn ở phường Thanh Bình (TP Hải Dương) điều khiển đi cùng chiều phía trước. Thấy ông Tuấn ngã ra bất tỉnh, Phương không cấp cứu mà bỏ đi. Ông Tuấn được mọi người đưa đi cấp cứu tại Bệnh viện Việt Đức (Hà Nội), bị chấn thương sọ não, tổn thương 62% sức khỏe.

Đến ngày 29.7.2016, Phương đến Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TP Hải Dương khai nhận toàn bộ hành vi và giao nộp xe máy gây tai nạn. Sau đó, Phương thường xuyên vắng mặt tại địa phương, đến ngày 16.3.2017 thì bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện Nam Sách bắt về hành vi tàng trữ trái phép chất ma túy.
Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác.
Bộ Thông tin và Truyền thông (TTTT) vừa công bố đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016. Theo đó, Hải Dương cùng xếp hạng nhất về chỉ số hạ tầng kỹ thuật CNTT với 12 tỉnh, thành phố khác. Theo Sở TTTT, Hải Dương lọt vào nhóm đầu do đã đầu tư nâng cấp Trung tâm Dữ liệu của tỉnh bảo đảm việc triển khai ứng dụng CNTT trong các cơ quan nhà nước.

Đối với chỉ số xếp hạng theo số lượng hồ sơ được giải quyết trực tuyến mức độ 3 và 4 tại các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016, Hải Dương đứng thứ 13 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố. Có 4 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 do Sở TTTT xây dựng được đánh giá cao. Các năm trước, chỉ số này của Hải Dương luôn ở nhóm trung bình.

Thứ Ba, 4 tháng 7, 2017

Chính phủ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6/2017 trực tuyến

Ngày 3/7, Chính phủ tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 6/2017 trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố trong cả nước. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc chủ trì phiên họp.
Dự họp tại điểm cầu Hải Dương có các đồng chí: Nguyễn Mạnh Hiển, Ủy viên TƯ Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh;  Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh; Nguyễn Anh Cương, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ngành, đơn vị.

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi ,  bảo hành tủ lạnh hitachibao hanh tu lanh hitachi
Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế huyện Kim Thành tổ chức lễ ra quân
Công an tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Phát biểu khai mạc Phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, trong 06 tháng đầu  năm 2017, công tác chỉ đạo điều hành của Chính phủ đã có nhiều đổi mới, quyết liệt, bước đầu đạt được một số kết quả nhất định. Thủ tướng yêu cầu các địa phương đánh giá sâu sát những kết quả đạt được trong 6 tháng đầu năm 2017 và tồn tại, hạn chế, cần phải chỉ rõ đâu là nguyên nhân; đưa ra những chủ trương, biện pháp quyết liệt đồng bộ để chỉ đạo hoàn thành tốt nhiệm vụ năm 2017.

Tại phiên họp, Chính phủ tập trung thảo luận Báo cáo tóm tắt tình hình KT-XH tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017; tình hình triển khai thực hiện các Nghị quyết của Chính phủ; về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH và dự toán ngân sách nhà nước năm 2017; Báo cáo công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; kết quả thực hiện nhiệm vụ của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao …

Theo báo cáo, tình hình kinh tế - xã hội tháng 6 và 6 tháng đầu năm 2017 chuyển biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. GDP 6 tháng đầu năm ước tăng 5,73%, trong đó, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,92%; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,89%; khu vực dịch vụ tăng 7,28%. Các ngành nông nghiệp và dịch vụ phục hồi mạnh, khách du lịch quốc tế tăng trên 30%. Việt Nam là 1 trong 12 nước dẫn đầu thế giới về tăng trưởng du lịch, đứng thứ 6. Tín dụng tăng 8%, cao nhất cùng kỳ trong 6 năm; chứng khoán tăng cao nhất trong 9 năm kể từ tháng 3/2008. ...

Bên cạnh những mặt đạt được, Thủ tướng đã chỉ ra các mặt hạn chế, thách thức. Trong đó, Thủ tướng nhấn mạnh về việc tiêu thụ một số nông sản còn khó khăn, giá bán giảm, ảnh hưởng đến người sản xuất. Tăng trưởng công nghiệp, xây dựng còn thấp hơn cùng kỳ năm trước... Doanh nghiệp vẫn gặp khó khăn trong sản xuất,  chi phí sản xuất cao. Giải ngân vốn đầu tư công còn chậm,. Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn chậm. Nhiều vấn đề người dân còn bức xúc như: mất vệ sinh an toàn thực phẩm, ngộ độc thực phẩm tập thể, bất cập trong khám chữa bệnh, nợ đóng bảo hiểm xã hội, bạo lực học đường, xâm hại trẻ em, ô nhiễm môi trường...

Kết luận phiên họp, Thủ tướng khẳng định: Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm là rất nặng nề; do vậy, Thủ tướng  đề nghị các ngành phải quyết tâm, nỗ lực hơn nữa, hành động quyết liệt hơn nữa, cải cách đổi mới các bộ quản lý sản xuất kinh doanh và vùng kinh tế trọng điểm, các thành phố lớn. Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ, các địa phương tập trung đề xuất giải pháp cụ thể để khắc phục những khó khăn, vướng mắc, nhất là trong sản xuất, tiêu thụ nông sản; đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công; cổ phần hóa DNNN; cải cách thủ tục hành chính...

Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế huyện Kim Thành tổ chức lễ ra quân

Sáng 30/6, Ban chỉ đạo tổng điều tra kinh tế huyện Kim Thành tổ chức lễ ra quân ghi nhận chi tiết về các đơn vị sản xuất kinh doanh cá thể, tôn giáo trên địa bàn huyện. Toàn bộ số liệu mà huyện Kim Thành thu thập được sẽ phục vụ cho cuộc tổng điều tra kinh tế năm 2017 của tỉnh Hải Dương và trên phạm vi cả nước. Cuộc Tổng điều tra kinh tế lần này có ý nghĩa quan trọng, nhằm phác họa bức tranh về sự biến động, phân bố các cơ sở kinh tế, hành chính, sự nghiệp, số lượng lao động, cơ cấu ngành, vùng của nền kinh tế, kết quả đóng góp của từng ngành kinh tế cho sự phát triển của cả nước, từng địa phương...

Xem thêm: sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội ,  sua tu lanh hitachi ,  sửa tủ lạnh hitachi
Công an tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Dương kỷ niệm 60 năm

Đợt Tổng điều tra kinh tế năm 2017 thực hiện theo 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 đã được thực hiện từ tháng 3 đến tháng 5-2017, thu thập thông tin của khối doanh nghiệp và hành chính, sự nghiệp.
Nội dung điều tra bao gồm các nhóm thông tin, như: nhóm thông tin chung về cơ sở; nhóm thông tin về lao động và thu nhập của người lao động; nhóm thông tin về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh; nhóm thông tin về tình hình ứng dụng công nghệ thông tin; nhóm thông tin về tình hình tiếp cận các nguồn vốn của doanh nghiệp; nhóm thông tin chuyên đề về doanh nghiệp…

Trước cuộc điều tra giai đoạn 2, các điều tra viên, tổ trưởng điều tra, giám sát viên các cấp đã được tập huấn, trang bị đầy đủ kiến thức về các phương tiện phục vụ công tác điều tra tại địa bàn và sẵn sàng, đồng loạt ra quân xuống địa bàn để thu thập thông tin, ghi đầy đủ thông tin vàophiếu điều tra.
Giai đoạn 2, được thực hiện trong thời gian 1 tháng, bắt đầu từ ngày 1-7 đến hết ngày 30-7-2017, nhằm thu thập thông tin của khối tôn giáo, tín ngưỡng và hộ sản xuất kinh doanh cá thể. Dự kiến, kết quả sơ bộ của cuộc Tổng điều tra sẽ được công bố vào tháng 12-2017.
Sáng 3.7, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiểm tra tình hình gieo cấy lúa mùa tại các huyện Bình Giang, Ninh Giang, Thanh Miện.
Để sản xuất vụ mùa diễn ra thuận lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị các địa phương chỉ đạo nông dân huy động mọi nguồn lực đẩy nhanh tiến độ làm đất. Khuyến cáo người dân sử dụng chế phẩm sinh học xử lý rơm rạ, tránh hiện tượng lúa bị ngộ độc hữu cơ. Thực hiện nghiêm lịch thời vụ và cơ cấu giống của tỉnh, ưu tiên gieo cấy các giống lúa kháng bạc lá. Mở rộng diện tích cấy mạ sân, gieo thẳng ở những khu vực có thể chủ động nước tưới tiêu. Xây dựng kế hoạch chống úng cho lúa mới cấy để hạn chế thấp nhất thiệt hại có thể xảy ra. Đối với diện tích lúa đã cấy, bón thúc kịp thời sau khi lúa bén rễ hồi xanh, tăng lượng kali bón cho lúa lai và lúa chất lượng.

Đến nay, toàn tỉnh gieo cấy được hơn 35.000 ha, đạt 65% kế hoạch. Các huyện có tiến độ gieo cấy nhanh, đạt trên 80% là Bình Giang, Thanh Miện, Ninh Giang... Các địa phương còn lại đạt trên 50% kế hoạch. Toàn tỉnh phấn đấu gieo cấy xong trước ngày 20.7.

Thứ Hai, 3 tháng 7, 2017

Công an tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông

Ngày 30/6, Công an tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết công tác đảm bảo trật tự an toàn giao thông (TTATGT) 6 tháng đầu năm, triển khai phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm.
Theo báo cáo của Công an tỉnh, 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh đã xảy ra 89 vụ TNGT làm chết 72 người, bị thương 61 người. So với cùng kỳ năm ngoái giảm 18 vụ (16,8%), giảm 24 người chết (24,4%), tăng 17 người bị thương (38,6%). Tai nạn giao thông chủ yếu tập trung trên các tuyến quốc lộ và đường tỉnh: QL5, QL18, QL37, TL389, TL390, TL391, TL395.Các địa phương giảm 3 tiêu chí gồm:

Xem thêm:  dia chi bao hanh tu lanh hitachibảo hành tủ lạnh hitachi việt nambảo hành tủ lạnh samsung
Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) Hải Dương kỷ niệm 60 năm
Do bị bệnh nên phải cắt hai chân từ đầu gối trở xuống

Thanh Hà, Nam Sách, Bình Giang, Ninh Giang, Kim Thành, Thị xã Chí Linh. Cùng thời điểm trên, Công an tỉnh đã phát hiện và xử lý 20.528 trường hợp vi phạm về TTATGT, phạt tiền 12,42 tỷ đồng, tước 870 giấy phép lái xe, tạm giữ 400 phương tiện vi phạm, tăng 7.091 trường hợp và 0,8 tỷ đồng. Chủ yếu các vi phạm tập trung vào các lỗi: vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, đi không đúng phần đường, làn đường quy định; không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông...Bên cạnh đó, đã phát hiện và bắt giữ 38 vụ ma túy, 8 vụ vi phạm về pháo, 38 vụ gian lận thương mại, 3 vụ vi phạm môi trường, 2 vụ trộm cắp tài sàn, 1 vụ tàng trữ vũ khí quân dụng trái phép... trên các tuyến giao thông, góp phần đảm bảo an ninh trật tự địa bàn.

Nhằm bảo đảm trật tự ATGT trong thời gian tới, Công an tỉnh yêu cầu các địa phương để xảy ra TNGT tăng phải tổ chức quán triệt, chấn chỉnh ngay để kịp thời tăng cường các biện pháp kiềm chế TNGT.  Các địa phương, đơn vị tiếp tục tăng cường lực lượng, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ tuần tra, kiểm soát lưu động,  xử lý nghiêm các vi phạm là nguyên nhân trực tiếp gây TNGT: vi phạm tốc độ, nồng độ cồn, vi phạm phần đường, làn đường, chở hàng quá khổ, quá tải, chở quá số người quy định, không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người quy định... Tập trung tuyên truyền pháp luật về trật tự ATGT tại các địa bàn trọng điểm, nơi tập trung đông người tham gia giao thông. Tiếp tục tổ chức khảo sát xác định các điểm đen về TNGT, bất cập trong tổ chức giao thông để kiến nghị cơ quan chức năng khắc phục. Tăng cường kiểm tra, đôn đốc việc tổ chức thực hiện của các đơn vị, địa phương, chấn chính, siết chặt kỷ cương, kỷ luật công tác, quy trình công tác, điều lệnh Công an nhân dân, phòng ngừa sai phạm của các lực lượng tham gia bảo đảm trật tự ATG
Quảng trường Thống Nhất (TP Hải Dương) mới được xây dựng rộng rãi và sạch đẹp.
Ngoài đài phun nước, quảng trường còn có sân chơi rộng và nhiều dụng cụ tập thể dục công cộng phục vụ người dân mọi lứa tuổi.
Tuy nhiên, gần đây tại quảng trường có một đơn vị làm dịch vụ cho thuê xe ô tô điện, xe đạp, xe cân bằng, giày trượt patin... phục vụ thanh thiếu nhi vui chơi cả ban ngày và buổi tối. Đáng nói là có thời điểm hoạt động kinh doanh của đơn vị này chiếm dụng gần như toàn bộ không gian của quảng trường, khiến nhiều người dân, đặc biệt là trẻ em đến đây không còn chỗ để vui chơi.
Đề nghị đơn vị quản lý quảng trường trên quan tâm chấn chỉnh, trả lại không gian vui chơi cho người dân.