Thứ Sáu, 24 tháng 2, 2017

Cùng một loại trái cây nhập ngoại nhưng mỗi nơi bán một giá

Cùng một loại trái cây nhập ngoại nhưng mỗi nơi bán một giá. Đáng chú ý có sự chênh lệch rất lớn giữa các nơi bán...
Trên thị trường xuất hiện nhiều hoa quả nhập từ Trung Quốc, Thái Lan, Hàn Quốc, Nhật Bản đến Pháp, Mỹ, New Zealand, Nam Phi... Tuy nhiên, cùng một chủng loại, xuất xứ, kích cỡ nhưng giá bán tại các siêu thị, cửa hàng bán lẻ, chợ lại chênh nhau vài chục đến hơn trăm nghìn đồng mỗi kg.

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi tai ha noi , bảo hành tủ lạnh hitachisua chua cua cuon
Đầu năm 2017, cảng Hải Phòng bất ngờ thông báo tăng phí hạ tầng

Mê cung giá
Với từng loại quả như táo, kiwi, nho xuất xứ từ một nước cũng phân thành nhiều loại. Riêng táo Mỹ có khoảng 5-6 loại khác nhau: táo đỏ, táo xanh, táo Fuji, táo Rose, táo Jaff, táo Gala; kiwi có loại ruột vàng, ruột xanh… Tương ứng với mỗi loại hoa quả trên là một mức giá. Thậm chí, một loại quả có cùng xuất xứ, kích cỡ, chủng loại nhưng giá bán lại khác xa nhau giữa các cửa hàng, siêu thị hay ngoài chợ. Chị Phạm Thị Phượng ở xã Tuấn Hưng (Kim Thành) đi tìm địa chỉ tin cậy để đặt số lượng nho lớn, chuẩn bị cho đám hỏi của cháu họ. Khi hỏi loại nho đen không hạt có nguồn gốc Nam Phi tại một cửa hàng trên phố Trần Phú (TP Hải Dương), chị bất ngờ với giá 200.000 đồng/kg. "Cũng loại quả này, kích cỡ một mười một chín, tôi vừa tham khảo tại siêu thị Big C chỉ có 139.900 đồng/kg, chênh nhau tới 60.000 đồng/kg", chị Phượng nói.

Cũng như nho đen không hạt, táo đỏ Mỹ được khá nhiều người ưa chuộng do vị ngọt mát, nhiều nước và thơm. Tuy nhiên, loại quả này cũng đang có những mức giá khác nhau. Nói theo cách của một số người nội trợ là “trên trời, dưới đất đủ cả”. Tại siêu thị VinMart, táo đỏ Mỹ bán với giá 70.900 đồng/kg, siêu thị Intimex 63.500 đồng/kg, nhưng tại siêu thị Big C chỉ 46.900 đồng/kg. Tại chợ Kho Đỏ (TP Hải Dương), loại quả này được bán với giá 80.000 đồng/kg.

Với loại quả cao cấp như cherry, mức chênh lệch còn lên tới cả trăm nghìn. Cherry New Zealand được cửa hàng hoa quả nhập khẩu DP Hải Dương ở 43 đại lộ Hồ Chí Minh bán với giá 499.000 đồng/kg, nhưng tại cửa hàng hoa quả Hàng Không ở 28 Phạm Ngũ Lão (cùng TP Hải Dương) lại có giá 649.000 đồng/kg. Nghĩa là cách nhau chưa đầy 1 km, giá của 1 kg cherry đã chênh nhau tới 150.000 đồng.
Theo khảo sát của chúng tôi, còn rất nhiều loại quả nhập ngoại khác cũng đang "loạn" giá trên thị trường.

Siết chặt quản lý
Tình trạng loạn giá hoa quả trên thị trường có nhiều nguyên nhân, trước hết là chi phí nhập khẩu, giá mua của mỗi doanh nghiệp. Thông thường sẽ có một nhà cung cấp chuyên mua hoa quả từ các nhà nhập khẩu rồi phân phối lại cho các hệ thống siêu thị, cửa hàng. Tuy nhiên, có những cửa hàng nhỏ lẻ phải mua từ đại lý cấp 2, giá cả vì thế cũng "đội" lên. Giá thuê mặt bằng, nhân công, chi phí trừ hao hàng hỏng... cũng đẩy giá bán ở mỗi nơi mỗi khác.
Ngoài ra, các cửa hàng hoa quả thường nhập về số lượng ít, vài ba thùng/lần. Ngược lại, để có lượng hoa quả lớn nhằm kích thích người tiêu dùng, các siêu thị thường nhập hàng chục, thậm chí hàng trăm thùng cho một loại hoa quả. Giá đầu vào tại các cửa hàng không thể cạnh tranh so với các siêu thị lớn. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho giá bán hoa quả ở một số cửa hàng luôn cao hơn so với các siêu thị. Một số người bán hàng còn dựa vào tâm lý sính ngoại của người tiêu dùng, cố ý "kênh" giá cao hơn. Tình trạng này thường diễn ra ở các chợ dân sinh, sạp hoa quả ven đường. Nhiều cửa hàng bán cho khách vãng lai còn đánh tráo các loại hoa quả trôi nổi hoặc xuất xứ từ Trung Quốc chất lượng thấp với các mặt hàng ngoại nhập có thương hiệu để kiếm lời. "Chuyện nho Trung Quốc đội lốt nho Mỹ bán ngập đường, cherry Trung Quốc được gắn xuất xứ từ Úc, cam Úc lại gắn nhãn cam Nam Phi, quýt Trung Quốc gắn mác Thái... vẫn thường diễn ra. Ngay cả tem mác bảo đảm rõ nguồn gốc, xuất xứ cũng bị làm giả", đại diện lãnh đạo một siêu thị bức xúc.
Chị Phạm Thị Ngà ở phường Ái Quốc (TP Hải Dương) cho biết từ lâu chị rất sợ mua phải các sản phẩm rau, củ, quả trôi nổi không rõ nguồn gốc, ngâm tẩm hóa chất để vài tháng nhìn vẫn tươi ngon. Do đó, chị chi nhiều tiền hơn để mua táo Mỹ về sử dụng vì nghĩ loại quả xuất xứ từ Mỹ an toàn hơn. "Thị trường hoa quả ngoại nhập hiện nay thật giả lẫn lộn, mỗi nơi mỗi giá. Người tiêu dùng như chúng tôi chỉ sợ mua đắt mà vẫn bị hàng chất lượng kém thì đúng là tiền mất tật mang", chị Ngà nói.

Để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, lực lượng công an, quản lý thị trường, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh cần làm tốt hơn công tác quản lý hoa quả ngoại, lập chuỗi quản lý từ khâu nhập khẩu và đưa vào thị trường, đưa quy chuẩn về bao bì, nhãn mác, xuất xứ hàng hóa, giá gốc qua hóa đơn, chứng từ.

Đầu năm 2017, cảng Hải Phòng bất ngờ thông báo tăng phí hạ tầng

Đầu năm 2017, cảng Hải Phòng bất ngờ thông báo tăng phí hạ tầng cảng biển khiến không ít doanh nghiệp Hải Dương gặp khó.
Bất ngờ tăng phí
Trước việc quận Hải An (TP Hải Phòng) tăng phí hạ tầng cảng Hải Phòng, ông Phạm Anh Tuấn, Giám đốc Công ty CP Cửu Long (Gia Lộc) bức xúc: “Địa phương này không tham khảo ý kiến của doanh nghiệp. Toàn bộ chi phí liên quan đến sản xuất đã được hạch toán cụ thể để bảo đảm lợi nhuận. Đùng một cái thông báo tăng phí hạ tầng cảng biển thì doanh nghiệp xoay xở ra sao. Mỗi tháng, doanh nghiệp xuất khẩu qua cảng này khoảng 100 container. Nếu áp mức phí mới, số tiền bỏ ra không hề nhỏ”. Ông Đinh Trịnh Dũng, Giám đốc Công ty CP May II Hải Dương cho rằng việc tăng phí bất ngờ như vậy đã đẩy doanh nghiệp vào thế khó. Bởi chi phí vận chuyển đã được doanh nghiệp lên kế hoạch từ trước và tính vào chi phí sản xuất ra sản phẩm để ký hợp đồng cung cấp hàng cho đối tác. “Bây giờ rất khó tính thêm phí này cho khách hàng nên doanh nghiệp phải chịu thiệt”, ông Dũng nói.

Xem thêm:   bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi,sửa tủ lạnh samsung
Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Ngày 12-11-2016, UBND TP Hải Phòng đã lập Đề án “Thu phí sử dụng công trình kết cấu hạ tầng, công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khu vực các cửa khẩu cảng biển trên địa bàn thành phố”. Quyết định tăng phí bắt đầu thực hiện từ ngày 1-1-2017. Cụ thể, mức phí áp dụng đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng gửi kho ngoại quan (với hàng khô) lên tới 2,2 triệu đồng/container loại 20 feet và 4,4 triệu đồng/container loại 40 feet. Tương tự, với hàng đông lạnh, mức phí từ 2,3 - 4,8 triệu đồng/container... Áp dụng các mức phí mới này, doanh nghiệp xuất nhập khẩu phải chịu mức chi phí vận tải, bốc xếp tăng thêm từ 20-30% so với trước đây.

Quận Hải An là nơi có nhiều cảng biển nên UBND TP Hải Phòng cũng giao cho quận này triển khai lập 13 điểm thu phí. Khi áp dụng loại phí mới này, các doanh nghiệp muốn làm thủ tục qua các cửa khẩu cảng biển tại Hải Phòng sẽ phải đến các điểm thu phí để nhận tờ khai, lập tờ khai và nộp tiền. Sau đó có biên lai thu phí doanh nghiệp mới làm thủ tục thông quan hàng hóa. Như vậy, chỉ sau 22 ngày  lập đề án và thông qua HĐND thành phố, việc tăng phí hạ tầng đã được thực hiện mà không tham khảo ý kiến của doanh nghiệp. Đại diện chính quyền TP Hải Phòng cho rằng khoản phí này sẽ được dùng để đầu tư, nâng cấp hệ thống đường giao thông và hạ tầng xung quanh cảng, giúp doanh nghiệp tiết kiệm được thời gian lưu thông hàng hóa. "Hạ tầng khang trang chưa thấy đâu mà chỉ thấy mỗi tháng chúng tôi phải mất thêm vài chục triệu đồng vì tiền phí cảng tăng”, đại diện Công ty TNHH May Hải Anh (Bình Giang) bức xúc.

Đi ngược chủ trương
Đại diện Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) khu vực phía Bắc nhận định về lâu dài, việc tăng phí sẽ khiến doanh nghiệp xuất nhập khẩu đẩy chi phí vào giá bán sản phẩm, dẫn tới sức cạnh tranh của doanh nghiệp có thể bị giảm và người tiêu dùng phải gánh giá tăng. Nhiều doanh nghiệp cho rằng việc Hải phòng tăng phí hạ tầng đã đi ngược với chủ trương hỗ trợ doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh mà Chính phủ đang nỗ lực thực hiện.
Việc nâng cấp hạ tầng cảng biển Hải Phòng để phục vụ doanh nghiệp tốt hơn là cần thiết. Tuy nhiên, việc đầu tư nâng cấp cảng biển không thể chỉ trông chờ vào nguồn phí mà doanh nghiệp đóng góp. Theo ông Nguyễn Hữu Đoan, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh thì tăng phí ngay lúc này là bất hợp lý và đi ngược lại chủ trương của Chính phủ. Hơn nữa, trong bối cảnh các doanh nghiệp lấy giá bán để cạnh tranh tại thị trường nước ngoài thì việc tăng phí này sẽ khiến hàng hóa của doanh nghiệp giảm sức cạnh tranh.

Ông Lê Viết Thụ, Giám đốc Công ty TNHH May TBT (Thanh Hà) đề xuất: "Việc tăng phí hạ tầng cảng biển phải có lộ trình. Hiện tại, cảng Hải Phòng có thể tạm ngừng việc tăng phí để xin ý kiến của Chính phủ. Trước khi tăng phí, chính quyền địa phương cũng nên thông báo rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc gửi thông báo để tiếp nhận phản hồi của doanh nghiệp".
Trong khi đó, các cảng biển ở TP Hồ Chí Minh hay Bà Rịa-Vũng Tàu không tăng bất cứ loại thuế phí nào để hỗ trợ doanh nghiệp. Thậm chí tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu còn đang kiến nghị Bộ Tài chính giảm một số loại phí để chia sẻ khó khăn với doanh nghiệp, thì cách làm của Hải Phòng đã không nhận được sự đồng tình của cộng đồng doanh nghiệp. Do đó, Hải Phòng cần xem xét kiến nghị của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp Hải Dương cũng đã gửi kiến nghị đến VCCI khu vực miền Bắc để đơn vị này sớm trình Chính phủ lùi thời gian tăng phí hạ tầng của cảng này.

Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

Sau 60 năm xây dựng và phát triển, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh đã có những bước tiến đáng tự hào, không ngừng đổi mới về cả kỹ thuật và nội dung.
Những dấu mốc khó quên
Cách đây tròn 60 năm, ngày 25-2-1957, trong thời điểm miền Bắc bước vào công cuộc xây dựng xã hội chủ nghĩa, làm hậu phương vững chắc cho cuộc đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Đài Truyền thanh thị xã Hải Dương được thành lập. Đây là đài truyền thanh đầu tiên của tỉnh ta, được coi là mốc đánh dấu sự khởi đầu của ngành truyền thanh, phát thanh, truyền hình Hải Dương, là tiền thân của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh sau này.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sua chua tu lanh hitachi , sua chua cua cuon
Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái yêu cầu

Khi mới thành lập, đài trực thuộc Ủy ban Hành chính thị xã, chỉ có một trạm máy truyền thanh gồm 3 máy tăng âm 50W và 15 loa công cộng từ 10-25W. Trang thiết bị và nhân lực đều thiếu thốn nên mỗi tuần đài chỉ sản xuất 3 chương trình phát thanh trực tiếp, tập trung tuyên truyền, cổ vũ, động viên nhân dân tích cực sản xuất, thực hành tiết kiệm xây dựng chủ nghĩa xã hội. Ngày 2-9-1960, đài đã thực hiện thành công chương trình tường thuật phát thanh trực tiếp cuộc mít tinh kỷ niệm 15 năm Cách mạng Tháng Tám thành công và Quốc khánh tại Quảng trường Độc Lập TP Hải Dương.
Ngày 10-6-1961, Ủy ban Hành chính tỉnh đã chuyển đài về phòng thông tin thuộc Ủy ban Hành chính tỉnh. Ngày 29-9-1964, Ủy ban Hành chính tỉnh đã ra quyết định thành lập Đài Truyền thanh Hải Dương. Được sự quan tâm lãnh đạo trực tiếp của Tỉnh ủy, Ủy ban Hành chính tỉnh, sự nghiệp truyền thanh của tỉnh tiếp tục có bước phát triển.
Năm 1968, hai tỉnh Hải Dương, Hưng Yên hợp nhất, Đài Truyền thanh tỉnh Hải Dương và Hưng Yên hợp nhất thành Đài Truyền thanh tỉnh Hải Hưng, trực thuộc Ty Thông tin Hải Hưng. Trong giai đoạn này, đáp lại tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, trong số hàng vạn thanh niên của tỉnh viết đơn tình nguyện ra chiến trường có nhiều cán bộ, phóng viên của đài đã nhập ngũ.

Sau khi đất nước được thống nhất, năm 1977, đài được UBND tỉnh quyết định đổi tên thành Đài Phát thanh Hải Hưng. Không ngừng nâng cao chất lượng, thời lượng phát sóng, chương trình của đài đã thực sự trở thành món ăn tinh thần không thể thiếu, đáp ứng nhu cầu thông tin, hưởng thụ văn hóa của nhân dân qua hệ thống truyền thanh 4 cấp. Ngày 25-4-1994, chương trình truyền hình đầu tiên của đài chính thức phát sóng trên kênh 7VHF. Cũng trong năm này, đài chính thức đổi tên thành Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Hưng. Từ năm 1997 đến nay, đài mang tên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh Hải Dương. Các chương trình phát thanh, truyền hình của đài ngày càng đa dạng, hấp dẫn, thu hút sự quan tâm theo dõi của đông đảo khán, thính giả trong và ngoài tỉnh.

Liên tục đổi mới
Từ khi thành lập tới nay, trong mỗi giai đoạn, thời điểm, các thế hệ cán bộ, viên chức của đài luôn nỗ lực hết mình để xây dựng, phát triển sự nghiệp truyền thanh, phát thanh và truyền hình. Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo, đài đã có nhiều đổi mới, phát triển về cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật. Đặc biệt, đến nay đài đã có trụ sở hành chính, biên tập và sản xuất, phát sóng tập trung tại một địa điểm với cơ sở vật chất khang trang, có 3 trường quay truyền hình và máy phát hình công suất 5 kW. Đài cũng đã đầu tư các thiết bị sản xuất chương trình truyền hình công nghệ số, xe truyền hình lưu động công nghệ HD.
Về truyền hình, đài đã thực hiện số hóa sản xuất chương trình, phát sóng vệ tinh Vinasat 2 và phát trên nhiều kênh như: truyền hình cáp Hải Dương, truyền hình MyTV, truyền hình cáp Viettel. Song song với truyền hình, đài cũng đầu tư máy phát thanh 5kW phát sóng FM mở rộng vùng phủ sóng đến các địa bàn vùng sâu, vùng xa. Đồng thời, nâng cấp website thành trang thông tin điện tử đa phương tiện để khán thính giả có thêm nhiều cơ hội tiếp cận với các chương trình của đài một cách dễ dàng, tiện lợi.

Đi đôi với sự đầu tư về kỹ thuật, nội dung các chương trình phát thanh và truyền hình cũng liên tục được đổi mới. Chương trình truyền hình hiện được phát sóng 18 giờ/ngày, phát thanh phát sóng 12 giờ/ngày. Những bản tin thời sự của đài được phát sóng kịp thời, cập nhật nhanh, bảo đảm chất lượng. Bên cạnh việc tích cực tuyên truyền các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, sự chỉ đạo, điều hành của tỉnh, các chương trình của đài luôn hướng tới những vấn đề người xem, người nghe quan tâm. Nhiều chuyên mục có tính tương tác cao, được khán, thính giả theo dõi và tham gia nhiều hơn như "Mỗi tuần một chuyện", "Vấn đề hôm nay", "Khách mời phòng thu"...
Những thành tựu đạt được trong 60 năm xây dựng và phát triển của Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh bắt nguồn từ sự lãnh đạo, chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, sự phối hợp chặt chẽ của các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh, là thành quả của sự nỗ lực vươn lên không mệt mỏi của các thế hệ những người làm phát thanh - truyền hình tỉnh. Với những thành tích đã đạt được, năm 2012, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh vinh dự được Chủ tịch nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng

Thứ Năm, 23 tháng 2, 2017

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái yêu cầu

Đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái yêu cầu mỗi phòng chỉ được bố trí không quá 2 phó phòng.
Sáng 23-2, UBND tỉnh tổ chức phiên họp thường kỳ tháng 2 để xem xét một số tờ trình về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội , sua tu lanh hitachi tai ha noibao hanh tu lanh samsung
Dự án đường trục bắc - nam của tỉnh đang bị dừng thi công do thiếu vốn

Sau khi nghe tờ trình của Sở Nội vụ và ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự phiên họp, đồng chí Nguyễn Dương Thái, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh chủ trì phiên họp cơ bản nhất trí nội dung các tờ trình về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Theo đó, mỗi sở có giám đốc và không quá 3 phó giám đốc. Số lượng các phòng chuyên môn, nghiệp vụ dao động từ 6 - 10 phòng tùy thuộc chức năng, nhiệm vụ của mỗi sở. Bên cạnh các phòng chuyên môn, nghiệp vụ, các sở đều có những đơn vị sự nghiệp công lập thực hiện nhiệm vụ chuyên môn riêng biệt. Riêng các Sở: Giáo dục và Đào tạo, Y tế do đặc thù công việc, số lượng phòng chuyên môn, nghiệp vụ và các đơn vị sự nghiệp trực thuộc khá lớn, trải đều từ tỉnh xuống các huyện, thị xã, thành phố. Trong đó, Sở Giáo dục và Đào tạo ngoài 10 phòng chuyên môn, nghiệp vụ còn có 41 trường THPT công lập, 12 trường THPT ngoài công lập, 1 trường phổ thông có nhiều cấp học ngoài công lập, 13 trung tâm giáo dục thường xuyên công lập, 7 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp công lập và 1 trung tâm kỹ thuật tổng hợp - hướng nghiệp ngoài công lập. Sở Y tế có 7 phòng chuyên môn, nghiệp vụ, 2 chi cục, 12 đơn vị sự nghiệp công lập tuyến tỉnh thuộc sở và 12 Trung tâm Y tế cấp huyện thành lập trên cơ sở sáp nhập các Trung tâm Y tế và Bệnh viện Đa khoa cấp huyện.

Về số lượng phó phòng thuộc các sở, đồng chí Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu mỗi phòng chỉ được bố trí không quá 2 phó phòng. Trường hợp có 3 phó phòng nhưng thời điểm bổ nhiệm trước ngày 1-1-2015, các đơn vị nghiên cứu, xem xét theo hướng giữ ổn định. Thời điểm hiện tại, các sở không được phép bổ nhiệm cán bộ cấp phòng để chờ quy định mới của UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu cơ quan soạn thảo tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu tham dự phiên họp, bổ sung, hoàn thiện để UBND tỉnh trình Thường vụ Tỉnh ủy xem xét, quyết định trong thời gian tới.

*Điều chỉnh giá đất năm 2017 tại một số vị trí

Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Dương Thái cũng cơ bản nhất trí với nội dung tờ trình quy định hệ số điều chỉnh giá đất trên địa bàn tỉnh Hải Dương năm 2017 do Sở Tài chính soạn thảo. Theo đó, phương án hệ số điều chỉnh giá đất năm 2017 cơ bản giữ nguyên như năm 2016, chỉ thực hiện điều chỉnh hệ số tại một số vị trí đất do có sự thay đổi về điều kiện hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch đô thị. Đối với đất ven đô thị, ven đường giao thông chính, các đầu mối giao thông, khu thương mại, du lịch và các thị tứ trên địa bàn huyện Bình Giang sẽ được điều chỉnh tại một số vị trí. Cụ thể: đất khu vực 3 ven đường tỉnh 392 đoạn qua xã Thái Học sẽ được tách thành 2 đoạn gồm: đoạn cầu vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc xã Thái Học áp hệ số 1 (giảm từ 0,06 - 0,21) cho các vị trí và loại đất; đoạn còn lại thuộc xã Thái Học giữ nguyên hệ số như năm 2016. Đất khu vực 4 ven đường tỉnh 392 đoạn qua xã Nhân Quyền cũng được tách thành 2 đoạn gồm: đoạn cầu vượt cao tốc Hà Nội - Hải Phòng thuộc xã Nhân Quyền áp hệ số 1 (giảm từ 0,06 - 0,2) cho các vị trí và loại đất; đoạn còn lại thuộc xã Nhân Quyền giữ nguyên hệ số như năm 2016. Nguyên nhân điều chỉnh do xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng nên một số hộ dân khu vực cầu vượt bị ảnh hưởng, hạn chế khả năng sử dụng. Đất tại đô thị cũng sẽ được điều chỉnh ở một số vị trí trên đường Lê Thanh Nghị (TP Hải Dương) và đường Đồng Xuân, thị trấn Ninh Giang.

Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu Sở Tài chính tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu, cập nhật, bổ sung quy định mới của Chính phủ và Bộ Tài chính để tính toán hệ số điều chỉnh giá đất cho phù hợp thực tế. UBND các huyện, thị xã, thành phố cần triển khai theo hướng tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong lĩnh vực đất đai, tài chính. Cơ quan soạn thảo cần rút kinh nghiệm, thực hiện soạn thảo để UBND tỉnh sớm ban hành quy định ngay từ cuối năm trước, tạo thuận lợi cho công tác quản lý nhà nước trên địa bàn.

Dự án đường trục bắc - nam của tỉnh đang bị dừng thi công do thiếu vốn

Dự án đường trục bắc - nam của tỉnh đang bị dừng thi công do thiếu vốn, gây nhiều khó khăn cho sản xuất, sinh hoạt của người dân...
Đường trục bắc - nam của tỉnh có tổng chiều dài 60 km, đi qua các huyện Kinh Môn, Kim Thành, Gia Lộc, Ninh Giang và TP Hải Dương. Tháng 2-2014, công trình được khởi công đoạn tuyến phía nam từ km9+400 - km18+224 qua huyện Ninh Giang. Nhưng do khó khăn về vốn, từ giữa năm 2015 đến nay, công trình phải tạm dừng thi.

Xem thêm:  bảo hành tủ lạnh hitachi ,trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,trung tam bao hanh tu lanh samsung
Tứ Kỳ là huyện tiên phong xây dựng các tuyến đê kiểu mẫu (ĐKM

Người dân mong mỏi
Xã Tân Phong có đường trục bắc - nam chạy qua dài nhất huyện Ninh Giang với khoảng 3 km. Sau khi nhà thầu cùng đơn vị thi công rút đi, cả tuyến đường nay trở thành bãi đất bỏ không, cỏ mọc um tùm, cát, vật liệu xây dựng ngổn ngang.
Đường thi công dở dang cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc đi lại, sản xuất của người dân địa phương. Gia đình chị Nguyễn Thị Loan ở xóm 4, thôn Hữu Chung có 6 sào ruộng ở cánh đồng Quê. Trước đây, từ làng ra cánh đồng này vẫn có một con đường nối với cây cầu qua sông Đồng Quê. Hiện đoạn đường trên nằm trong đường trục bắc - nam đường chưa xong nên đi lại gặp nhiều khó khăn, nhất là đến vụ thu hoạch.
Do đất, cát rơi xuống hệ thống mương máng tiêu thoát nước nên việc lấy nước vào ruộng tại cánh đồng gần đường trục bắc - nam cũng rất vất vả. Công trường ngổn ngang, đất cát đổ thành đống là nơi cho chuột trú ngụ sinh sôi, phá hoại mùa màng. Theo một số người dân, mặc dù việc đền bù giải phóng mặt bằng đã hoàn thành nhưng hơn 10 ha đất, chủ yếu là đất nông nghiệp để cỏ mọc rất lãng phí. Ông Phạm Xuân Sách, Bí thư Đảng ủy xã Tân Phong cho biết đơn vị thi công khi rút máy móc khỏi công trường chưa thanh toán hợp đồng thuê mặt bằng để tập kết vật liệu cho địa phương.
Với 9,4 km đường trục bắc-nam chạy qua 6 xã của huyện Ninh Giang, gồm Tân Phong, Hưng Thái, Hồng Phúc, Hồng Đức, An Đức và Hưng Long, huyện phải giải phóng mặt bằng 46,6 ha, chủ yếu là đất nông nghiệp. Song, toàn bộ dự án qua huyện đều chung tình trạng như ở xã Tân Phong. Ông Hà Văn Nghị, Phó Chủ tịch UBND huyện cho biết đường trục bắc - nam hoàn thành sẽ kết nối các địa phương, các quốc lộ trên địa bàn tỉnh, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh và khu vực. Do đó, người dân không chỉ mong con đường tiếp tục được thi công, nhanh chóng hoàn thành để đi lại, sản xuất thuận tiện mà họ còn mơ ước về một tương lai với nhiều cơ hội phát triển cho quê hương mình. Đặc biệt Ninh Giang vốn là huyện còn nhiều khó khăn, giao thông kém phát triển. Phía đông của huyện chỉ có quốc lộ 37, phía tây có đường 396 đi Thanh Miện và ra đường 38B. Từ Ninh Giang muốn sang Thái Bình phải qua cầu Hiệp... Đường trục bắc - nam hoàn thành sẽ nối quốc lộ 10, quốc lộ 5, đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, quốc lộ 38B, mở ra toàn bộ phía tây của huyện.

Đề nghị điều chỉnh dự án
Đường trục bắc-nam gồm 3 đoạn tuyến: đoạn tuyến phía bắc dài khoảng 15,6 km, điểm đầu giao với quốc lộ 18 tại km 51+60 thuộc xã Hồng Phong, huyện Đông Triều (Quảng Ninh), điểm cuối giao với quốc lộ 5 tại km 65+700 thuộc xã Cổ Dũng (Kim Thành); đoạn tiếp theo trùng quốc lộ 5 theo hướng Hải Phòng-Hà Nội, đường 62 m, quốc lộ 38B với chiều dài khoảng 26 km được giữ nguyên theo hiện trạng hiện nay; đoạn tuyến phía nam dài khoảng 18,4 km, điểm đầu nút giao tại km 48+774 đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, thuộc thị trấn Gia Lộc, điểm cuối giao với đường đầu cầu Hiệp tại ngã ba đường 396, thuộc xã Hưng Long (Ninh Giang). Đường có tiêu chuẩn kỹ thuật cấp II đồng bằng, rộng 24 m, tốc độ thiết kế 80 km/giờ. Công trình do Sở Giao thông vận tải (GTVT) làm chủ đầu tư, với tổng vốn gần 6.695 tỷ đồng bao gồm cả ngân sách nhà nước và các nguồn vốn hợp pháp khác. Công trình được chia làm 2 giai đoạn: giai đoạn 1 (từ năm 2012-2014), đầu tư xây dựng đoạn tuyến phía nam; giai đoạn 2 (từ năm 2014-2016), đầu tư xây dựng đoạn tuyến phía bắc. Tuy nhiên, công trình mới triển khai dang dở thì bị dừng lại như đã nói ở trên.

UBND tỉnh đang đề nghị Chính phủ và các bộ, ngành liên quan thẩm định nguồn vốn trái phiếu Chính phủ và điều chỉnh dự án phân kỳ đoạn tuyến phía nam (ưu tiên đầu tư trong giai đoạn 2016-2020). Cụ thể, đoạn km0-km1+445 (từ nút giao đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đến nút giao quốc lộ 38B) chưa đầu tư. Sử dụng quốc lộ 38B hiện tại để kết nối đến đường ô tô cao tốc Hà Nội-Hải Phòng. Đoạn từ km1+445 - km9+400, đầu tư quy mô bề rộng nền đường bằng 1/2 so với thiết kế. Đoạn từ km9+400 - km18+224, đầu tư quy mô bề rộng nền đường bằng 1/2 quy mô hoàn chỉnh. Các phần đã thi công theo thiết kế, giữ nguyên hiện trạng. Theo Ban Quản lý các dự án giao thông (Sở GTVT), dự kiến dự án sẽ được thi công trở lại vào tháng 6 tới, phấn đấu năm 2018 thông xe.

Tứ Kỳ là huyện tiên phong xây dựng các tuyến đê kiểu mẫu (ĐKM)

Từ việc xây dựng đê kiểu mẫu mà tình trạng vứt rác thải trên mặt đê giảm đáng kể, hành lang đê không bị xâm lấn như trước...
Tứ Kỳ là huyện tiên phong xây dựng các tuyến đê kiểu mẫu (ĐKM). Ông Vũ Xuân Thiết, Phó Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Tứ Kỳ cho biết lựa chọn hơn 9 km đê hữu sông Thái Bình để xây dựng ĐKM là cả sự cố gắng của huyện. Bởi để trở thành ĐKM, tuyến đê phải bảo đảm rất nhiều tiêu chí về công trình và chất lượng quản lý. Tuy nhiên, huyện xác định đây chính là cơ hội lớn để giảm thiểu vi phạm và nâng cao năng lực phòng chống thiên tai nên quyết tâm thực hiện.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi , sửa tủ lạnh hitachi tại hà nội,   sửa chữa cửa cuốn
Chuẩn bị vật liệu xây dựng (VLXD) xây nhà, anh Nguyễn Văn Đức


Với tinh thần đó, trong năm 2016, huyện Tứ Kỳ đã nhanh chóng tổ chức phát quang cây dại trên mái đê phía sông và phía đồng với tổng diện tích 93.840m2. Tập trung dọn 20.000m3 rác thải trong hành lang bảo vệ đê, đồng thời dựng 20 biển báo cấm đổ rác trên đê. Nhằm hạn chế tình trạng xe quá tải chạy trên mặt đê làm hỏng kết cấu đê, huyện đã lắp đặt hệ thống biển báo trọng tải và 4 trụ hạn chế trọng tải. Để bảo đảm chống lũ thiết kế, tuyến đê được đắp thêm băng tre chắn sóng, khoan phụt vữa gia cố, bảo dưỡng cống dưới đê và xử lý ẩn họa trong thân đê. Chỉ sau một thời gian ngắn, tuyến đê hữu sông Thái Bình qua các xã Đại Đồng, Hưng Đạo, Đông Kỳ, Tân Kỳ, Bình Lãng, Tứ Xuyên trở nên khang trang, sạch đẹp hơn, vừa đạt tiêu chí thẩm mỹ vừa bảo đảm công tác phòng chống bão lụt. Ngoài ra, với các xã ven đê, việc xây dựng ĐKM còn tạo thuận lợi cho kết nối giao thương, thúc đẩy kinh tế phát triển.

Huyện Thanh Hà đăng ký xây dựng hơn 17 km đê tả sông Thái Bình qua các xã Tiền Tiến, Thanh Hải, Phượng Hoàng... trở thành ĐKM. Tuyến đê dài cùng với những vi phạm tồn đọng trước đó đã khiến quá trình thực hiện gặp nhiều khó khăn. Theo ông Nguyễn Văn Vững, Hạt trưởng Hạt Quản lý đê Thanh Hà, việc xử lý vi phạm về đê điều đã khó, ngăn chặn vi phạm phát sinh còn khó hơn. Nhằm giải quyết tận gốc vấn đề này, huyện đã xây dựng kế hoạch cụ thể cho từng giai đoạn. Trước hết là tạo sự chuyển biến trong nhận thức của người dân về tầm quan trọng của đê điều. Huyện tích cực tuyên truyền, vận động nhân dân hưởng ứng phong trào ĐKM. Nhờ đó, tình trạng vứt rác thải trên mặt đê giảm đáng kể, hành lang đê không bị xâm lấn như trước.

Thực hiện phong trào xây dựng ĐKM do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phát động, Hải Dương đăng ký 9 tuyến đê thuộc 8 địa phương với tổng chiều dài gần 90 km. Đến nay, hơn 9 km đê hữu sông Thái Bình thuộc huyện Tứ Kỳ đã được công nhận ĐKM. Tuyến đê tả sông Thái Bình thuộc huyện Thanh Hà và hữu sông Lai Vu thuộc TP Hải Dương đã cơ bản hoàn thành các tiêu chí, phấn đấu được công nhận là ĐKM trong năm 2017. Theo ông Nguyễn Khắc Nguyên, Trưởng Phòng Quản lý công trình (Chi cục Quản lý đê điều và phòng chống lụt bão), xây dựng ĐKM có ý nghĩa quan trọng nhằm ngăn chặn vi phạm, bảo đảm an toàn tuyến đê và nâng cao hiệu quả công trình mùa mưa bão. Tuy nhiên, việc xây dựng ĐKM hiện vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số địa phương chưa quan tâm đúng mức đến quản lý đê điều, phòng chống thiên tai nên việc phối hợp cũng như đầu tư kinh phí xây dựng còn hạn chế. Nhiều nơi thiếu kiên quyết khi xử lý các vi phạm về đê điều. Việc phát quang, trồng cỏ không thể duy trì thường xuyên do cỏ dại mọc lại nhanh, trong khi không có nguồn kinh phí để bố trí thực hiện. Để phong trào xây dựng ĐKM thực sự phát huy hiệu quả cần có sự chung sức, đồng lòng của các cấp, các ngành.

Thứ Tư, 22 tháng 2, 2017

Chuẩn bị vật liệu xây dựng (VLXD) xây nhà, anh Nguyễn Văn Đức

Lâu nay nhiều loại VLXD kém chất lượng nhưng vẫn được lưu thông trên thị trường gây thiệt hại cho người tiêu dùng và ảnh hưởng đến tuổi thọ của các công trình xây dựng.
Tuy nhiên, việc kiểm soát thị trường này lại không dễ.
Nhiễu loạn

Xem thêm: sua chua tu lanh hitachi , sửa chữa tủ lanh hitachisửa cửa cuốn 
Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng
 
Chuẩn bị vật liệu xây dựng (VLXD) xây nhà, anh Nguyễn Văn Đức ở lô 5.2-10 khu đô thị An Phú 1, phường Tân Bình (TP Hải Dương) băn khoăn: “Thị trường VLXD hiện nay rất phong phú nhưng chất lượng cũng tạp nham. Ngay từ cát xây dựng, nếu không tinh ý sẽ mua phải loại có chứa nhiều tạp chất. Sử dụng loại cát này khi trát sẽ khiến tường lồi lõm. Lo nhất là chất lượng xi măng vì đã có lần tôi mua phải xi măng rởm nhái nhãn xi măng mác cao của Hoàng Thạch”.
Không chỉ lo ngại về chất lượng, nhiều người còn băn khoăn về giá VLXD. Bởi trên thị trường có quá nhiều loại VLXD cùng thương hiệu nhưng mỗi nơi lại bán một giá. Khảo sát một vài cửa hàng chuyên kinh doanh sơn, chúng tôi thấy những băn khoăn của người tiêu dùng là có cơ sở. Cùng một loại sơn chống thấm thương hiệu MyColor cao cấp nhưng tại cửa hàng T.L trên phố Lê Thanh Nghị giá bán khoảng 1,3 triệu đồng/thùng loại 4,37 lít, còn tại cửa hàng Thắng Hoan cũng trên phố này lại có giá 1,4 triệu đồng/thùng cùng khối lượng. Anh Nguyễn Văn Khoa, một chủ thầu xây dựng có nhiều kinh nghiệm trong lựa chọn VLXD cho biết nhiễu loạn hơn về chất lượng và giá cả phải kể đến thị trường thiết bị vệ sinh và gạch ốp lát. Bởi những sản phẩm này được làm giả rất tinh vi. Người không có kinh nghiệm khó có thể phân biệt được. Những thương hiệu nổi tiếng như Toto, Inax hay bị làm giả nhất bởi giá bán cao và được nhiều người lựa chọn.

Đại diện lực lượng quản lý thị trường tỉnh cũng thừa nhận thị trường VLXD hiện nay có nhiều sản phẩm bị làm nhái tinh vi. Có chủ cửa hàng bày hàng thật nhưng khi giao hàng lại tráo hàng giả khiến người tiêu dùng phải chịu thiệt. Thị trường VLXD phong phú, nhiều chủng loại và có quá nhiều cửa hàng kinh doanh nhỏ lẻ nên lực lượng quản lý thị trường khó có thể kiểm soát hết.

Xử phạt còn nhẹ
Việc kiểm soát, đánh giá chất lượng các loại VLXD do Sở Công thương và Sở Xây dựng đảm trách. Theo ông Trịnh Nam Hưng, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, chất lượng VLXD tại các nhà máy được thể hiện qua các chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy. Tuy nhiên, những quy chuẩn này lại do doanh nghiệp tự công bố. Nếu doanh nghiệp nghiêm túc thuê đơn vị kiểm định uy tín để đánh giá thì loại VLXD đó cơ bản có chất lượng bảo đảm. Song nếu doanh nghiệp có ý định làm cho xong thủ tục để lấy chứng nhận thì chưa chắc sản phẩm đó đã đạt chất lượng theo yêu cầu. Việc mua phải VLXD kém chất lượng phần lớn xảy ra ở các công trình xây dựng dân dụng bởi người dân tự mua. Các công trình dân dụng gần như không thuê đơn vị tư vấn hay giám sát chất lượng. Khi mua VLXD, đa phần người dân chưa chú ý đến cam kết về chất lượng sản phẩm hoặc làm hợp đồng cam kết bảo đảm chất lượng sản phẩm như các công trình lớn. Điều này vô tình đã tiếp tay cho VLXD kém chất lượng tồn tại.
Mức xử phạt vi phạm đối với việc kinh doanh VLXD kém chất lượng (phần lớn là hàng giả, hàng nhái) theo quy định tại Nghị định 185/2013/NĐ-CP ngày 15-11-2013 của Chính phủ cũng chưa đủ sức răn đe, chỉ từ vài trăm nghìn đến vài chục triệu đồng/lần vi phạm đối với cơ sở kinh doanh, buôn bán VLXD. Với những cơ sở kinh doanh VLXD có giá trị lớn như thiết bị vệ sinh, sắt, thép hay xi măng thì mức phạt này chả nhằm nhò gì so với khoản lãi khủng nếu bán hàng giả trót lọt.
 Do đó, để kiểm soát tốt thị trường VLXD, ngoài tăng nặng mức xử phạt còn cần phải quản lý chặt từ gốc. Các cơ sở sản xuất VLXD trong nước phải được các cơ quan chức năng thuộc ngành xây dựng giám sát, lấy mẫu kiểm định để công bố hợp quy. Đối với những sản phẩm nhập khẩu cần kiểm soát chặt ngay từ khâu làm thủ tục hải quan, ngăn chặn hàng nhập lậu từ cửa khẩu. “Người dân không có kinh nghiệm và phương tiện để đánh giá chất lượng của VLXD nên rất dễ bị mắc bẫy một số cửa hàng làm ăn không chân chính. Cần phải kiểm soát tận gốc mới có thể giúp người dân tránh mua phải VLXD kém chất lượng”, ông Nguyễn Văn Cương ở khu 5, phường Thanh Bình đề xuất.
Lực lượng quản lý thị trường cần thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ sở kinh doanh VLXD để kịp thời xử lý vi phạm. Người tiêu dùng nên mua VLXD tại những cửa hàng có uy tín, phản ánh kịp thời với các cơ quan chức năng hoặc cơ quan truyền thông về những nơi sản xuất hoặc kinh doanh VLXD kém chất lượng để những người khác không mua phải VLXD kém chất lượng.

Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng

Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, các y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm nên ngày càng có nhiều người bệnh đến khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Ninh Giang.
Từ năm 2014, thực hiện Dự án hỗ trợ y tế các tỉnh Đông Bắc Bộ và đồng bằng sông Hồng (do Ngân hàng Thế giới tài trợ), Bệnh viện Đa khoa (BVĐK) huyện Ninh Giang đã có những thay đổi rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng bệnh viện, hướng đến sự hài lòng của người bệnh. Qua đợt kiểm tra, đánh giá chất lượng bệnh viện của Sở Y tế năm 2016, BVĐK huyện Ninh Giang xếp thứ nhất trong các BVĐK tuyến huyện trong tỉnh.  

Xem thêm: sua tu lanh hitachi tai ha noi , sua chua tu lanh hitachi ,  lắp đặt cửa cuốn
Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014

Tháng 12-2015, BVĐK huyện Ninh Giang đã kiện toàn Hội đồng Quản lý chất lượng bệnh viện với 19 thành viên. Hội đồng có nhiệm vụ tổ chức thực hiện nâng cao chất lượng bệnh viện. Qua đó, bệnh viện đã từng bước bố trí sắp xếp lại các khoa, phòng, cải tạo cơ sở vật chất, trồng thêm cây xanh trong khuôn viên nhằm tạo cảnh quan xanh, sạch, đẹp; làm mới, bổ sung các bảng biển chỉ dẫn đa chiều, biển chỉ dẫn trên mặt đất, sơ đồ, quy trình khám bệnh.

Bệnh viện đã sửa chữa, mở rộng Khoa Khám bệnh và mua bổ sung trang thiết bị cải tiến khu đón tiếp, lắp đặt hệ thống rút số tự động, bố trí thêm các buồng khám bệnh, bàn đón tiếp... nhằm giảm bớt thời gian chờ đợi của người bệnh. Ngoài ra, đơn vị còn lắp hệ thống điều hòa, bố trí đủ chỗ ngồi phục vụ người bệnh tại một số khoa. Bệnh viện còn triển khai thực hiện phần mềm quản lý bệnh viện, lắp hệ thống camera an ninh, máy chiếu tại các hội trường, màn hình giao ban trực tuyến ở các khoa, phòng, hệ thống màn hình gọi người bệnh tại cửa các phòng khám, phòng cận lâm sàng.

Những năm gần đây, bệnh viện chú trọng nâng cao chất lượng khám và điều trị. Đơn vị đã thực hiện được hơn 64% số danh mục phân tuyến kỹ thuật của bệnh viện tuyến huyện và 191 kỹ thuật của tuyến tỉnh, Trung ương. Bệnh viện luôn thực hiện vượt mức các chỉ tiêu, kế hoạch được giao. Sau khi được đầu tư hơn 4 tỷ đồng, đầu năm 2017, khu chạy thận nhân tạo tại bệnh viện đã đi vào hoạt động, điều trị cho 38 bệnh nhân.

Ngoài ra, bệnh viện còn tạo điều kiện cho cán bộ đi học tập nâng cao trình độ chuyên môn. Cuối năm 2015, sau khi đi học tập kinh nghiệm tại bệnh viện của một số tỉnh bạn, lãnh đạo BVĐK huyện đã bố trí các nhóm nhân viên chăm sóc của từng khoa ngồi làm việc tại các bàn đặt ngay ngoài hành lang của phòng bệnh điều trị nội trú. Khi ngồi làm việc ở đây, các y, bác sĩ có thể theo dõi sát tình trạng sức khỏe của người bệnh và kịp thời xử lý, hỗ trợ khi bệnh nhân cần giúp đỡ. Hệ thống chuông bấm cấp cứu, giường cấp cứu đa năng cũng trợ giúp đắc lực cho việc chăm sóc bệnh nhân. "Ngồi làm việc ở ngay phía cửa phòng bệnh, chúng tôi không mất nhiều thời gian đi lại, bệnh nhân và người nhà cũng không mất thời gian đi tìm các y, bác sĩ", nữ hộ sinh Dương Thị Lệ Quyên cho biết.

Bệnh viện còn công khai số điện thoại đường dây nóng tại các khoa, phòng; thành lập tổ tiếp nhận, xử lý, giải quyết các ý kiến phản ánh qua đường dây nóng. Bên cạnh đó, đơn vị cũng đã triển khai hồ sơ bệnh án điện tử. Thay vì phải viết tay những thông tin lặp đi lặp lại của bệnh nhân vào hồ sơ bệnh án như trước kia thì nay việc nhập thông tin trên máy tính đơn giản, tiết kiệm thời gian và bảo đảm chính xác hơn.

Trang thiết bị y tế ngày càng hiện đại, các y, bác sĩ nhiệt tình, tận tâm nên ngày càng có nhiều người bệnh đến khám, chữa bệnh tại BVĐK huyện Ninh Giang. Ông Nguyễn Văn Minh ở xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo (TP Hải Phòng) cho biết: "Đến BVĐK huyện Ninh Giang, tôi rất ấn tượng vì bệnh viện sạch đẹp, các y, bác sĩ phục vụ tốt. Vì thế mỗi lần phải khám, chữa bệnh tôi đều chọn nơi này".

Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014

Điều 70 Luật Bảo vệ môi trường (BVMT) năm 2014 quy định rõ các làng nghề phải có tổ chức tự quản về BVMT.
Tuy nhiên, qua tìm hiểu thực tế, chúng tôi nhận thấy hầu hết các làng nghề trên địa bàn tỉnh chưa thực hiện nghiêm quy định này.

Xem thêm: bảo hành tủ lạnh hitachi hà nội , sua chua tu lanh hitachi , sua tu lanh samsung

Đoàn đại biểu lãnh đạo huyện Nam Sách đã đến dự buổi gặp mặt đầu xuân


Không nắm được quy định
Theo quy định của pháp luật, tổ tự quản về BVMT được thành lập và hoạt động dựa trên nguyên tắc tự nguyện, cộng đồng trách nhiệm. Trong quá trình kiểm soát ô nhiễm môi trường tại các làng nghề, tổ chức tự quản về BVMT có trách nhiệm bố trí lực lượng, phương tiện và thiết bị thu gom, vận chuyển chất thải rắn đến các điểm tập kết theo quy định; quản lý, vận hành, duy tu, cải tạo các công trình thuộc kết cấu hạ tầng về BVMT theo sự phân công của UBND cấp xã; xây dựng và tổ chức thực hiện hương ước, quy ước có nội dung kiểm soát ô nhiễm môi trường... Khi phát hiện ra dấu hiệu bất thường về ô nhiễm môi trường; sự cố môi trường hay các hành vi vi phạm quy định pháp luật về kiểm soát ô nhiễm môi trường tại địa bàn được phân công quản lý thì xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo ngay cho UBND cấp xã.
Tuy nhiên, hiện nay các làng nghề trên địa bàn tỉnh mới chỉ có các tổ thu gom rác thải như tất cả các thôn, khu dân cư khác chứ chưa một làng nghề nào thành lập được tổ tự quản về BVMT. Thậm chí, khi được hỏi có đồng chí Phó Chủ tịch UBND cấp xã đánh đồng tổ thu gom rác thải của khu dân cư đó là tổ tự quản về môi trường làng nghề. Nhiều trưởng thôn của các làng nghề không hề nắm được quy định phải thành lập các tổ tự quản này. "Chúng tôi cũng được nghe tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về BVMT nói chung, môi trường làng nghề nói riêng. Nhưng chúng tôi chưa bao giờ thấy cấp, ngành nào nói về việc phải thành lập các tổ tự quản về BVMT tại làng nghề. Đây là lần đầu tiên tôi nghe thấy quy định này", bà Lê Thị Kiểu, Trưởng thôn Đông Cận (làng nghề bún Đông Cận, xã Tân Tiến, Gia Lộc) cho biết.
Tương tự, khi được hỏi, trưởng thôn Bến Đông Giao, nơi có làng nghề mộc Đông Giao (xã Lương Điền, Cẩm Giàng) và trưởng các khu dân cư Lộ Cương A, Lộ Cương B (làng nghề bánh đa Lộ Cương, phường Tứ Minh, TP Hải Dương) đều cho biết các thôn, khu dân cư này cũng chỉ có các tổ thu gom rác thải chứ không thành lập được các tổ tự quản. Ông Nguyễn Anh Tuấn, Trưởng thôn Bến Đông Giao cho biết: "Chúng tôi chủ yếu trông chờ vào ý thức, trách nhiệm của các hộ làm nghề và hoạt động của tổ thu gom rác thải chứ thôn cũng không tổ chức cho các hộ làm nghề và các hộ dân trong thôn ký cam kết BVMT. Người dân trong thôn cũng tham gia chưa sâu vào công tác BVMT chung".

Cần đẩy mạnh tuyên truyền
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 65 làng nghề, trong đó có trên 50% số làng ảnh hưởng đến môi trường. Nhiều làng nghề hoạt động gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe cộng đồng dân cư. Hiện chưa có làng nghề nào có hệ thống xử lý nước thải, kể cả các làng nghề chế biến nông sản thực phẩm. Hệ thống cống, rãnh thoát nước thải của nhiều làng nghề không có nắp đậy, gây ô nhiễm môi trường. Các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm, chế biến thực phẩm như bún, bánh đa chưa thu gom, xử lý nước thải, chất thải rắn theo đúng quy định mà thải ngay ra ao hồ, kênh mương, các khu đất trống trong làng… Nhiều thông số môi trường tại một số làng nghề vượt quy chuẩn cho phép.

Thời gian qua, Ủy ban MTTQ tỉnh đã triển khai, nhân rộng mô hình "Khu dân cư tự quản về vệ sinh môi trường". Sau một thời gian hoạt động, các tổ tự quản này đã mang lại hiệu quả rõ rệt. Tại những nơi triển khai xây dựng được tổ tự quản, công tác tuyên truyền về BVMT được đẩy mạnh; 100% các gia đình đều ký cam kết BVMT. Các chi hội, đoàn thể đều phân công nhau đảm nhận việc thu gom rác thải, các công trình, đoạn đường tự quản. Hằng tuần, hằng tháng, thôn, khu dân cư đều tổ chức tổng vệ sinh. Các xóm cử người kiểm tra, giám sát và nhắc nhở các hộ vi phạm các quy định về tự quản BVMT, nếu vi phạm nhiều lần sẽ báo cáo với Ban công tác mặt trận thôn, khu dân cư và bị thông báo nhắc nhở trên loa của thôn. Nhờ đó, ở các thôn, khu dân cư này không còn tình trạng vứt rác thải bừa bãi. Rác được các gia đình phân loại ngay tại nhà và tập kết đúng nơi quy định.

Hiệu quả của tổ tự quản về BVMT đã được chứng minh. Trong khi đó, môi trường làng nghề bị ô nhiễm đang là vấn đề bức xúc mà chính quyền các cấp đang tập trung giải quyết. Do vậy, việc xây dựng các tổ tự quản về BVMT cần được nhân rộng nhiều hơn nữa để vừa giúp các làng nghề thực hiện đúng quy định của pháp luật, vừa "cứu nguy" cho chính các làng nghề. Để người dân ở các làng nghề nắm được quy định này, các cấp, các ngành cần tăng cường tuyên truyền, phổ biến pháp luật về BVMT; khuyến khích các làng nghề thành lập các tổ tự quản và tạo điều kiện cho các tổ tự quản hoạt động.

Đoàn đại biểu lãnh đạo huyện Nam Sách đã đến dự buổi gặp mặt đầu xuân

Sáng ngày 21/2, đoàn đại biểu lãnh đạo huyện Nam Sách đã đến dự buổi gặp mặt đầu xuân do Hội đồng hương huyện Nam Sách tại TP Hải Dương tổ chức.
Dự buổi gặp mặt có các đồng chí: Hoàng Bình - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Nguyễn Văn Quế - nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Lê Văn Hiệu - Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Nội chính Tỉnh ủy; Trần Văn Duyệt - Phó Chủ tịch Ủy ban MTTQ tỉnh; Nguyễn Văn Sơn - Phó Chủ tịch UBND TP Hải Dương.

Xem thêm: sua tu lanh hitachi ,sửa chữa tủ lanh hitachi sửa chữa cửa cuốn
UBND huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào

Đoàn đại biểu đại diện lãnh đạo huyện Nam Sách có các đồng chí: Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện; các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Huyện ủy: Hồ Ngọc Lâm - Phó Chủ tịch UBND huyện, Nguyễn Thị Minh Thúy - Phó Chủ tịch HĐND huyện, Nguyễn Đức Tiến - Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy, Nguyễn Đình Dũng - Trưởng ban Dân vận Huyện ủy, Vương Phúc Thành - Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Huyện ủy; Trần Thạch Vân - Huyện ủy viên, Chủ tịch Ủy ban MTTQ huyện; Vũ Xuân Độ - Huyện ủy viên, Chánh Văn phòng Huyện ủy.
Hội đồng hương Nam Sách tại TP Hải Dương hiện có hơn 200 hội viên, trong đó chủ yếu là những người đang sinh sống tại TP Hải Dương và các đồng chí đang công tác tại các sở, ban, ngành của tỉnh. Trong năm qua, Hội đồng hương huyện Nam Sách tại TP Hải Dương đã có nhiều hoạt động thiết thực, thường xuyên thăm hỏi, động viên và giúp đỡ nhau trong cuộc sống. Các hội viên và gia đình đều chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của nhà nước, tích cực tham gia các phong trào, các cuộc vận động do địa phương nơi cư trú phát động. Cùng với đó, hội viên cũng luôn hướng về quê hương bằng những việc làm thiết thực, cùng Đảng bộ, chính quyền và nhân dân trong huyện xây dựng huyện nhà ngày càng phát triển.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và biểu dương sự đoàn kết, nỗ lực cũng như những đóng góp của những người con của quê hương Nam Sách đang sinh sống tại TP Hải Dương và những người con của quê hương Nam Sách hiện đang công tác tại các sở, ban, ngành của tỉnh.

Đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng cũng vui mừng thông tin đến Hội đồng hương Nam Sách tại TP Hải Dương những kết quả nổi bật mà Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện nhà đã nỗ lực, cố gắng và đạt được trong năm 2016; những mục tiêu, nhiệm vụ năm 2017 mà Đảng bộ huyện đã đề ra. Đồng thời mong muốn những người con của quê hương Nam Sách đang sinh sống ở TP Hải Dương và đang công tác tại các sở, ban, ngành của tỉnh tiếp tục phát huy truyền thống quê hương, ra sức thi đua lao động, học tập, xây dựng địa phương nơi cư trú ngày càng giàu đẹp, văn minh và tích cực hướng về quê nhà bằng những việc làm thiết thực.
Nhân dịp này, Hội đồng hương Nam Sách tại TP Hải Dương cũng mừng thọ cho các hội viên tròn 70, 80 và 90 tuổi.

UBND huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào

Năm 2016, huyện và các xã, thị trấn, các cơ quan, doanh nghiệp trên địa bàn cũng thực hiện tốt Đề án 20 của tỉnh về "Xây dựng làng an toàn khu dân cư an toàn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự". Trong năm đã xây dựng được 9 mô hình đảm bảo an ninh trật tự, nâng tổng số mô hình đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn huyện lên 41 mô hình. Quần chúng nhân dân đã cung cấp cho lực lượng công an 150 tin liên quan đến an ninh trật tự, trong đó có 85 tin có giá trị giúp cho lực lượng công an điều tra khám phá xử lý 29 vụ phạm pháp hình sự, bắt 35 đối tượng. Thông qua phong trào đã phát huy được tinh thần trách nhiệm của toàn dân trong việc gìn giữ an ninh trật tự, đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội và thúc đẩy kinh tế phát triển.

Xem thêm: trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi ,  sua tu lanh hitachi ,sửa tủ lạnh samsung

UBND huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào


Với những kết quả đã đạt được trong phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" năm 2016,  Bộ Công an đã tặng bằng khen cho cán bộ công nhân viên Công ty Cổ phần Gốm Chu Đậu; UBND tỉnh tặng bằng khen cho nhân dân và cán bộ xã Phú Điền và Công an xã Quốc Tuấn; nhiều tập thể, cá nhân được Giám đốc công an tỉnh và UBND huyện tặng giấy khen.

Phát biểu tại hội nghị, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng ghi nhận và biểu dương những nỗ lực, cố gắng của cấp ủy, chính quyền các ngành, đoàn thể từ huyện đến cơ sở và nhân dân trong thực hiện phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc". Bên cạnh đó, đồng chí cũng thẳng thắn chỉ ra những hạn, chế, tồn tại cần khắc phục trong công tác này. Thời gian tới, đồng chí Bí thư Huyện ủy Phạm Mạnh Hùng yêu cầu các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, các xã, thị trấn và lực lượng công an huyện, công an xã, thị trấn tiếp tục quán triệt và triển khai, thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của cấp trên trong đảm bảo an ninh trật tự. Trọng tâm là thực hiện Nghị quyết số 28 ngày 25/10/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về "Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới"; Chỉ thị số 09 ngày 01/12/2011 của Ban Bí thư về "Tăng cường sự lãnh đạo cảu Đảng đối với phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc trong tình hình mới" gắn với việc thực hiện tốt Đề án 20 của tỉnh về "Xây dựng làng an toàn, KDC an toàn, cơ quan, doanh nghiệp an toàn về an ninh trật tự" coi đây là tiêu chí bắt buộc để đánh giá, công nhận danh hiệu "làng văn hóa, KDC văn hóa, cơ quan, doanh nghiệp văn hóa". Cấp ủy, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến xã phải xác định việc xây dựng phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của mình. Người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm và chịu trách nhiệm về tình hình an ninh trật tự ở cơ quan, đơn vị mình. Tiếp tục củng cố, xây dựng và phát triển những mô hình, điển hình trong đảm bảo an ninh trật tự, phù hợp với đặc điểm của địa phương theo hướng "Tự phòng, tự quản, tự bảo vệ, tự hòa giải" ngay từ cơ sở. Lực lượng công an huyện tiếp tục chủ động tham mưu cho cấp ủy, chính quyền lãnh đạo chỉ đạo, đổi mới nội dung, hình thức phát động phong trào phù hợp với tình hình của địa phương; làm tốt công tác phòng ngừa, đấu tranh, trấn áp tội phạm…

UBND huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào

Mọi người dân trên địa bàn huyện nếu phát hiện những tư liệu, hiện vật có giá trị để lưu giữ tại nhà truyền thống hãy liên hệ với Ban sưu tầm, bổ sung tư liệu hiện vật cho nhà truyền thống của huyện để bổ sung, lưu giữ kịp thời vào nhà truyền thống huyện.

Xem thêm:trung tâm bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,bảo hành tủ lạnh hitachi tại hà nội ,sua tu lanh samsung

Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách P2


Nhằm lưu giữ những tài liệu, hiện vật có giá trị lịch sử, văn hóa truyền thống trong quá trình phát triển của huyện; đồng thời đáp ứng nhu cầu thăm quan, học tập và giáo dục truyền truyền thống của các cán bộ và các tầng lớp nhân dân, Ban Thường vụ Huyện ủy vừa triển khai kế hoạch sưu tầm, bổ sung kịp thời các tư liệu, hiện vật về quá trình xây dựng và phát triển của huyện để trưng bày tại nhà truyền thống huyện.

Các tư liệu, hiện vật tập trung sưu tầm bổ, sung trong dịp này gồm: Hình ảnh của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Quốc hội về thăm và làm việc tại huyện; hình ảnh một số lãnh đạo chủ chốt của huyện qua các thời kỳ; lịch sử Đảng bộ huyện; lịch sử các ngành và lịch sử Đảng bộ các xã, thị trấn qua các giai đoạn; văn kiện đại hội Đảng bộ huyện các khóa; huân chương, bằng khen, cờ thi đua của Trung ương, của tỉnh ghi nhận về thành tích trong công tác xây dựng Đảng, Chính quyền; những hiện vật mang giá trị văn hóa và truyền thống của huyện còn lưu giữ trong các cơ quan, đơn vị và trong các hộ gia đình.

Để thực hiện tốt kế hoạch bổ sung các tư liệu hiện vật cho nhà truyền thống, đề nghị các cơ quan, đơn vị, các hộ gia đình và mọi người dân trên địa bàn huyện quan tâm, nếu phát hiện những tư liệu, hiện vật có giá trị để lưu giữ tại nhà truyền thống hãy liên hệ với Ban sưu tầm, bổ sung tư liệu hiện vật cho nhà truyền thống của huyện để bổ sung, lưu giữ kịp thời vào nhà truyền thống huyện.
UBND huyện vừa tổ chức hội nghị tổng kết phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" năm 2016, triển khai nhiệm vụ năm 2017. Các đồng chí Phạm Mạnh Hùng - Tỉnh ủy viên, Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch HĐND huyện; Lê Quang Thụ - Phó Bí thư Thường trực Huyện ủy; Bùi Văn Thăng - Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện tới dự.

Năm 2016 phong trào “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc” trên địa bàn huyện tiếp tục được xây dựng, củng cố và phát triển. Cấp ủy, chính quyền từ huyện đến các xã, thị trấn tăng cường chỉ đạo lực lượng công an phối hợp với các ngành, đoàn thể đảm bảo giữ gìn an ninh trật tự, phục vụ tích cực nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng trên địa bàn huyện. Lực lượng công an huyện đã thường xuyên mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, các biện pháp kế hoạch phòng ngừa, đấu tranh trấn áp tội phạm, phối hợp tuyên truyền và phổ biến rộng đến nhân dân về các phương thức, thủ đoạn hoạt động của các loại tội phạm, bám nắm địa bàn triệt xóa các điểm phức tạp về ma túy, cờ bạc. Kết quả phân loại đánh giá phong trào "Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc" năm 2016 có 19/19 xã, thị trấn xếp loại khá, tăng 1 đơn vị; trong số 20 cơ quan, doanh nghiệp có lực lượng bảo vệ, có 7 đơn vị đạt loại khá, đạt 35%.

Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách P2

Nhìn lại 20 năm qua mới thấy, sản xuất công nghiệp của huyện đã có bước phát triển nhanh cả về quy mô và tốc độ tăng trưởng. Nếu như năm 1997 trên địa bàn huyện mới chỉ có một số cơ sở sản xuất tiểu thủ công nghiệp nhỏ lẻ, thì đến nay, sản xuất công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển vượt bậc. Ngoài khu công nghiệp Nam Sách và Cụm công nghiệp Ba hàng được sáp nhập về thành phố Hải Dương (năm 2008), đến nay, trên địa bàn huyện có hơn 250 doanh nghiệp đầu tư vào địa bàn trong đó có 8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, hơn 1.500 cơ sở sản xuất kinh doanh, 8 làng nghề, thu hút hàng vạn lao động vào làm việc, thực hiện tốt phương châm “ly nông nhưng không ly hương”.

Xem thêm:  sửa chữa tủ lạnh hitachi , bảo hành tủ lạnh hitachi, sửa tủ lạnh samsung
Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách

Từ năm 2011 đến nay, thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, cấp ủy, chính quyền huyện và các xã đã tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tuyên truyền vận động nhân dân tích cực chung tay, góp sức xây dựng Nông thôn mới. Năm 2014, An Lâm là xã đầu tiên của huyện được tỉnh công nhận đạt xã Nông thôn mới. Đến hết năm 2016, toàn huyện đã có 11 xã được công nhận xã Nông thôn mới, chiếm tỷ lệ 61,1% tổng số xã trên địa bàn. Bộ mặt mỗi làng quê, thôn xã của Nam Sách hôm nay đã có nhiều khởi sắc theo hướng vừa văn minh, hiện đại, vừa gìn giữ được nét văn hóa truyền thống. Đến nay, toàn huyện có 50 trường đạt chuẩn quốc gia; 15 xã đạt chuẩn quốc gia về y tế giai đoạn 2011 – 2020; 92/102 làng, khu dân cư đạt danh hiệu làng văn hoá. Công tác quốc phòng - quân sự địa phương thường xuyên được quan tâm củng cố, tăng cường; tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội luôn được giữ vững, ổn định, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương.
Nhìn lại chặng đường 20 năm sau ngày tái lập, chúng ta càng tự hào hơn về truyền thống của các thế hệ cha anh đi trước. Dẫu rằng phía trước vẫn còn những khó khăn và thách thức đan xen, song với truyền thống của huyện anh hùng, cùng những thành tựu đạt được qua 20 năm tái lập, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân Nam Sách quyết tâm chung sức, đồng lòng thực hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng Nam Sách ngày càng phát triển.

Đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách

Trong những ngày này, cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân trên địa bàn huyện Nam Sách đã và đang ra sức thi đua lập nhiều thành tích chào mừng kỷ niệm 20 năm ngày tái lập huyện (01/4/1997-01/4/2017). Tự hào về cha ông, các thế hệ hôm nay quyết tâm tiếp nối truyền thống của quê hương Nam Sách anh hùng.

Tổng kết hoạt động của Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở


***Tự hào tiếp nối truyền thống của quê hương Nam Sách anh hùng
Là vùng đất giàu truyền thống văn hóa và cách mạng, thời đại nào quê hương Nam Sách cũng có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của toàn dân tộc. Thời phong kiến, Nam Sách là huyện có số Tiến sỹ nho học nhiều nhất cả nước. Thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp, Nam Sách là nơi thành lập Tỉnh ủy lâm thời Hải Dương (tháng 6/1940), là huyện đầu tiên của tỉnh thành lập Phủ ủy (tháng 7/1940). Trong kháng chiến chống Mỹ, Nam Sách vừa tích cực đóng góp sức người, sức của cho tiền tuyến, vừa phấn đấu hoàn thành xuất sắc mọi chỉ tiêu, nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao cho, góp phần to lớn cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, ngày 06/11/1978, Nam Sách là huyện đầu tiên của tỉnh Hải Dương được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Đơn vị anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân”.

Trước yêu cầu của cách mạng, theo Quyết định số 70 ngày 24/02/1979 của Chính phủ, 02 huyện Nam Sách và Thanh Hà hợp nhất thành một huyện. Ngày 01/4/1979, huyện mới mang tên Nam Thanh (gồm 48 xã) đi vào hoạt động. Ngày đó nhân dân hai vùng quê Nam Sách - Thanh Hà đã chung sức, đồng lòng, thể hiện hết trách nhiệm và tâm huyết của mình để xây dựng huyện Nam Thanh vững mạnh và phát triển. Tên gọi huyện “Nam Thanh” đã là điểm tựa lịch sử cho sự phát triển của huyện Nam Sách và Thanh Hà sau này.
Để phù hợp với yêu cầu trong giai đoạn cách mạng mới, thực hiện Nghị định của Chính phủ về việc chia tách các tỉnh, huyện trong cả nước, đúng ngày 01/4/1997, huyện Nam Sách được tái lập sau 18 năm hợp nhất với huyện Thanh Hà. Qua 20 năm kể từ ngày tái lập, bằng sự đoàn kết, sáng tạo của cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể từ huyện đến cơ sở; sự phấn đấu không mệt mỏi của nhân dân và cán bộ, đảng viên trong huyện, Nam Sách ta đã vươn lên giành được nhiều thành tựu quan trọng, toàn diện trên các lĩnh vực, tạo nên diện mạo mới của Nam Sách thời kỳ hội nhập và phát triển. Những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm của huyện đạt từ 8- 10%; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng giảm dần tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng; chất lượng cuộc sống của người dân ngày càng được nâng cao. Đến nay, bình quân thu nhập đầu người trên địa bàn huyện đạt mức hơn 35 triệu/người, gấp 12 lần so với năm 1997. Trong vực sản xuất nông nghiệp, qua 02 lần thực hiện chủ trương dồn điền đổi thửa gắn với chỉnh trang đồng ruộng vào năm 2003 và 2014 - 2015, đã tạo thuận lợi lớn cho việc đưa cơ giới hóa vào đồng ruộng, hình thành nhiều vùng sản xuất theo hướng hàng hoá tập trung, quy mô lớn, gắn sản xuất với thị trường tiêu thụ, nâng giá trị thu nhập trên 1 ha đất nông nghiệp đạt hơn 135 triệu đồng, tăng gấp gần 6 lần so với năm 1997. Chăn nuôi được quan tâm, phát triển theo hướng trang trại và sản xuất hàng hóa, những năm gần đây, Nam Sách luôn đứng trong tốp đầu của tỉnh Hải Dương về năng suất, sản l­ượng cá.