Thứ Sáu, 22 tháng 9, 2017

Hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép

Nhiều năm qua, cùng với quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục các môn văn hóa, các trường ở TP Hải Dương còn chú trọng giáo dục kỹ năng sống (KNS) cho học sinh.
Trước đây, hoạt động giáo dục KNS thường được các nhà trường tổ chức lồng ghép với tiết học đạo đức, giáo dục công dân, chào cờ, sinh hoạt cuối tuần, hoạt động tập thể... Không có chương trình riêng, thiếu bài bản nên hiệu quả giảng dạy KNS chưa cao.

Xem thêm:   dia chi bao hanh tu lanh hitachisửa chữa tủ lạnh hitachi tại hà nội , bao hanh tu lanh samsung      
Phong trào thi đua Quyết thắng của LLVT tỉnh đã cổ vũ
Việc bố trí nhiều học sinh ngủ chung phòng mà không bảo đảm vệ sinh P2

Từ năm học 2014 - 2015, trên địa bàn bắt đầu có một số đơn vị chuyên về hoạt động giáo dục KNS. Phòng Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) thành phố đã chỉ đạo các Trường Tiểu học Nhị Châu, Tô Hiệu và THCS Ngô Gia Tự phối hợp làm điểm. Qua đánh giá thấy rõ hiệu quả nên mô hình từng bước được triển khai nhân rộng. Đến năm học 2016 - 2017, thành phố đã có 20 trong tổng số 28 trường tiểu học và 5 trong tổng số 21 trường THCS thuê các đơn vị chuyên biệt dạy KNS.

Năm học 2015 - 2016, được sự đồng thuận của phụ huynh, Trường Tiểu học Lý Tự Trọng bắt đầu thuê Công ty TNHH GDĐT Đức Trí dạy KNS. Các lớp học 1 tiết/tuần với kiến thức, hoạt động phù hợp cho từng đối tượng học sinh. Học sinh từ lớp1 đến lớp 3 chủ yếu được cung cấp kiến thức, kỹ năng đơn giản như vệ sinh cá nhân, chào hỏi, tự phục vụ. Học sinh lớp 4, lớp 5 được trang bị kiến thức, kỹ năng về giá trị yêu thương, tình cảm với bạn bè, người thân, phòng chống bạo lực trẻ em, chống đuối nước, bảo vệ môi trường...

Trường THCS Ngọc Châu cũng bắt đầu thuê giáo viên của Trường Cao đẳng Hải Dương giảng dạy KNS từ năm học 2016 - 2017. Năm đầu nhà trường đưa vào giảng dạy 1 tiết/tuần cho học sinh các lớp 6, lớp7 và lớp 8. Các kiến thức của bậc THCS được trang bị sâu, rộng hơn so với tiểu học. Trong đó chú trọng các kỹ năng giao tiếp, phẩm chất cá nhân, giải quyết tình huống, ứng phó với tai nạn giao thông, đuối nước, cháy nổ, phòng tránh bắt cóc, xâm hại tinh thần, tình dục... Để tạo hứng thú và giảm chi phí cho học sinh, nhà trường không yêu cầu các em phải mua tài liệu mà yêu cầu giảng viên dùng máy chiếu trong quá trình giảng dạy.

Bà Trần Thị Thu Hằng, Phó Trưởng Phòng GDĐT TP Hải Dương cho biết: "Phòng chỉ đạo các trường chỉ thuê những đơn vị chuyên về dạy KNS đã được Sở GDĐT cấp phép". Trên cơ sở đồng thuận của phụ huynh học sinh, trước khi ký hợp đồng dạy chính thức, các nhà trường đều yêu cầu các đơn vị dạy thử để ban giám hiệu, giáo viên và phụ huynh các trường dự giờ đánh giá. Nội dung chương trình, giáo án từng chuyên đề, tiết dạy đều được các trường kiểm tra, giám sát chặt chẽ.

Hoạt động giáo dục KNS đã mang lại những hiệu quả rõ nét đối với các nhà trường và mỗi học sinh. Thầy giáo Bùi Quang Huyên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lý Tự Trọng nhận xét: "Học sinh có ý thức, tự tin, chủ động và hoạt bát hơn rất nhiều. Trước đây, hầu hết hoạt động chào cờ, sinh hoạt lớp, hoạt động nhóm, sinh hoạt văn hóa, văn nghệ... đều do giáo viên điều hành. Bây giờ, học sinh tự thực hiện rất tốt các hoạt động này".

Được trang bị những KNS thiết thực, phù hợp, nền nếp, ý thức, tinh thần trách nhiệm của học sinh ngày càng tiến bộ. Cô Nguyễn Thị Lý, giáo viên chủ nhiệm lớp 9G, Trường THCS Ngọc Châu khẳng định trước đây các tiết sinh hoạt cuối tuần của lớp rất căng thẳng. Giáo viên dành phần lớn thời gian để kiểm điểm, nhắc nhở nền nếp, ý thức của học sinh. "Hiện nay, tôi chỉ dành 5 phút để đánh giá kết quả thực hiện trong tuần, thời gian còn lại cho các em sinh hoạt văn nghệ, vui chơi, triển khai các nhiệm vụ của lớp, của trường. Qua tiếp xúc, phụ huynh học sinh đều đánh giá các em tiến bộ rất nhiều về cách xưng hô, ứng xử, tự giác làm việc nhà và học tập", cô Lý nói.

Điều mà Ban giám hiệu Trường THCS Ngọc Châu phấn khởi nhất là năm học 2016 - 2017 không còn phải giải quyết vụ mâu thuẫn, đánh nhau nào của học sinh. Trong khi những năm học trước trường mất rất nhiều thời gian về việc này. Nhà trường không có học sinh xếp loại hạnh kiểm yếu, chỉ còn 1 em xếp loại trung bình. Em Nguyễn Thu Thủy, học lớp 9G, Trường THCS Ngọc Châu chia sẻ: "Môn học giúp chúng em có ý thức tự giác hơn trong học tập và tự tin trong giao tiếp, ứng xử với bạn bè. Chúng em cũng biết chia sẻ, giúp đỡ người thân, bạn bè và biết cách bảo vệ bản thân".

Năm học 2017 - 2018, Phòng GDĐT thành phố tiếp tục phối hợp thêm với 2 đơn vị chuyên về giáo dục KNS cho học sinh. Đồng thời chỉ đạo, hướng dẫn các nhà trường chủ động, tích cực mở rộng, nâng cao chất lượng công tác giáo dục KNS.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét